Thoái hoá cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và có nguy hiểm không?

thoai hoa cot song la gi 3 e1537801269264

Khác với những căn bệnh mãn tính, thoái hóa cột sống thắt lưng ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu bệnh cụ thể và rõ rệt. Chính vì vậy người bệnh dễ có thái độ thờ ơ, chủ quan cho qua, mà không có các biện pháp thăm khám kịp thời. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về thoái hóa biến chứng cột sống thắt lưng, nguyên nhân, biểu hiện cùng các biện pháp điều trị tận gốc hiệu quả.

Tìm hiểu thoái hoá biến dạng cột sống là gì?

Thoái hóa, biến dạng cột sống thắt lưng có tên khoa học Spondylosis, đây được xem là một trong những căn bệnh mãn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Căn bệnh gây ra cho bệnh nhân những triệu chứng diễn biến phức tạp khi các cơ khớp, đĩa đệm bị bào mòn, suy thoái. Từ đó tác động trực tiếp đến các cơ quan chức năng, hệ thần kinh vận động di chuyển đi lại.

Theo nghiên cứu chuyên sâu của các bác sĩ đầu ngành xương khớp, độ tuổi dễ bị mắc thoái hóa cột sống thắt lưng trên 90% đều rơi vào các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên. Thế nhưng hiện nay căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi trung niên do thói quen sinh hoạt không đều độ, chế độ ăn uống không lành mạnh, áp lực stress công việc đè nặng…

Thoái hóa biến dạng cột sống thắt lưng diễn biến trên các phần khác nhau của cột sống:

  • Ở phần giữa cột sống sẽ có biểu hiện gai xương, vôi hóa cột sống.
  • Ở phần lưng dưới cột sống thắt lưng dễ bị ảnh hưởng thoái hóa, biến dạng, lún xẹp.
  • Các ngạnh khớp xương nhô ra, gây tình trạng viêm sưng đau nhức.

Các dấu hiệu của bệnh thoái hoá cột sống

Với xu hướng trẻ hóa độ tuổi người mắc bệnh đang có biểu hiện tăng cao, vì vậy bạn không thể lơ là hoặc bỏ qua những dấu hiệu, triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Co cứng khớp khi ngồi trong một tư thế quá lâu.
  • Tê bì, đau nhức chân tay.
  • Các cơ khớp có dấu hiệu sưng viêm.
  • Các chi (tay, chân) suy yếu.
  • Cơ thể mất thăng bằng,
  • Đau nửa đầu.
  • Vùng thắt lưng có dấu hiệu đau nhói.
  • Dây thần kinh tọa đau nhức.

Tại sao bị thoái hóa cột sống?

Thoái hóa, biến dạng cột sống thắt lưng khiến các cơ khớp xương lão hóa, các sụn mô mềm dễ bị phát hủy và không có chức năng tái tạo sản sinh ra mô mới. Nếu bệnh diễn ra trong một thời gian dài không được điều trị, sẽ dễ dẫn đến các tổn thương sâu nghiêm trọng đến cột sống và hệ thần kinh. Trầm trọng hơn bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, liệt toàn thần, hôn mê sâu hay cao nhất là tử vong.

Nắm rõ những tác hại của căn bệnh gây ra cho người mắc phải, chúng ta cần làm rõ đâu là những nguyên nhân căn bản:

Vấn đề về tuổi tác, trên 60 tuổi hệ thống xương khớp sẽ bị lão hóa, thiếu hụt Canxi. Khả năng miễn dịch và tái tạo các tế bào bị suy giảm nghiêm trọng.

Thừa cân, béo phì gây áp lực lên cột sống.

Các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động, ngồi sai tư thế, áp lực công việc…

Chế độ ăn thiếu dưỡng chất, vitamin, dung nạp quá nhiều chất dầu mỡ, chất cồn rượu bia, thuốc lá…

Tiểu sử di truyền lão hóa xương, rối loạn nội tiết tố, mãn kinh…

Vậy bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mãn tính, dai dẳng, điều trị theo phác đồ lâu dài không thể nhanh khỏi bệnh trong thời gian ngắn. Diễn biến bệnh rất phức tạp, nếu không được phát hiện, thăm khám kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải những tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe:

  • Suy giảm chức năng vận động, cầm nắm của các chi (tay, chân).
  • Cột sống biến dạng gù, vẹo, cong bất thường.
  • Tê liệt hai chi, mất khả năng đi lại.
  • Khả năng nhận thức, cảm giác bị suy giảm.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Hôn mê, trầm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Người bị thoái hoá cột sống có chữa khỏi được không?

Thoái hóa cột sống hiện vẫn chưa có phương thuốc trị lành dứt điểm, tận gốc. Tuy nhiên nếu người bệnh được thăm khám thường xuyên và phát hiện kịp thời trong giai đoạn đầu, diễn biến bệnh có thể được kiểm soát tốt.

Với phác đồ khoa học đúng cách, giúp bệnh nhân giảm các cơn đau, tê nhức, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, vôi hóa gai xương, thoát vị đĩa đệm. Giúp bệnh nhân có thể di chuyển, vận động bình thường. Hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm phải can thiệp đến dao kéo phẫu thuật chỉnh hình.

Các phương pháp điều trị thoái hoá cột sống hiệu quả

Chúng ta đã lần lượt đi qua tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và tác hại mà thoái hóa cột sống ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Để hạn chế ở mức tối đa những ảnh hưởng của thoái hóa cột sống, bệnh nhân nên có kiến thức về các phương pháp điều trị, phục hồi.

Điều trị thoái hoá cột sống bằng thuốc Tây y

Với những bệnh nhân ở trong giai đoạn nặng, bệnh diễn biến xấu việc sử dụng thuốc Tây y là biện pháp được hầu hết các bác sĩ khuyên dùng. Với các ưu điểm như làm giảm cơn đau tức thì, có hiệu quả chữa trị nhanh chóng, kịp thời.

Việc sử dụng thuốc Tây sẽ được chia theo 3 cấp độ giảm đau: Paracetamol – Paracetamol kết hợp với Codein / Tramadol – Opiate và các dẫn xuất. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm sưng như NSAIDs, Steroid… Các loại thuốc chống lão hóa, giãn cơ: Mydocalm, Glucosamine, Chondroitin…

Ngoài sử dụng các loại thuốc uống trực tiếp, người bệnh cũng nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài giảm tê nhức, hoặc thuốc tiêm. Tùy vào thể trạng cơ địa, cũng như các triệu chứng mà bệnh nhân có thể thích hợp với các loại thuốc khác nhau. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, uống đúng theo liều lượng kê toa, không sử dụng thuốc có thành phần kích ứng, dị ứng đối với cơ thể.

Chữa thoái biến dạng hoá cột sống thắt lưng và cổ bằng Đông y

Song hành với biện pháp chữa thoái hóa cột sống bằng Tây y, thì đối với các bệnh nhân ở giai đoạn đầu nhẹ có thể sử dụng phương pháp Đông y. Ưu điểm của phương pháp này là các nguyên liệu 100% thiên nhiên nên rất an toàn, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, không có tác dụng phụ. Bên cạnh các bài thuốc dân gian, người bệnh nên kết hợp với phương pháp trị liệu như:

  • Châm cứu các huyệt đạo xung quanh cột sống.
  • Xoa bóp, nắn chỉnh cho cột sống thắt lưng và cổ.
  • Bấm huyệt.
  • Các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với yoga, đi bộ, chạy bộ…

Việc sử dụng Đông y vào quá trình điều trị thoái hóa cột sống sẽ đem lại những hiệu quả tuyệt vời, nhưng khoản thời gian điều trị tốn khá nhiều thời gian. Người bệnh nên có sự kiên nhẫn, tránh hấp tấp, nôn nóng trong quá trình điều trị. Tránh trường hợp nghe và làm theo những phương pháp điều trị mê tín, những lời đồn vô căn cứ để chữa bệnh trên các trang mạng thông tin không chính thống.

 Một số bài thuốc nam trị thoái hoá biến dạng cột sống

Theo kinh nghiệm dân gian đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng nhận lâm sàng kiểm chứng, các bài thuốc Nam đem đến cho người bệnh những công dụng giảm đau, chống viêm, tái tạo sụn mô mềm hiệu quả.

➣ Dừa trái hấp chung với đậu đen: ngâm đâu đen trong nước tầm 45 phút sau đó rửa sạch cho vào trong trái dừa hấp thủy từ 3 – 4h. Sử dụng từ 2 – 3 quả/ tuần, bạn nên sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần để đạt hiệu quả của bài thuốc.

➣ Hỗn hợp thức uống lá mật gấu và bia: Sơ chế sạch 8 lá mật gấu, xanh nhuyễn lấy nước cốt. Xong đó hòa chung với bia, chia làm 2 phần bằng nhau uống đều đặn mỗi buổi sáng và tối.

➣ Canh cá lóc và xương rồng 3 chia: 250gr cá lóc làm sạch bỏ ruột, gan. 300gr xương rồng 3 chia gọt sạch gai ngâm nước muối. Tiếp theo cho các nguyên liệu vào trong nồi, nêm nếm vừa ăn, chờ đến khi cá chín thì tắt bếp. Nên sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần.

➣ Hỗn hợp chườm nóng lá lốt, ngải cứu: sử dụng 200gr lá lốt và 200gr ngải cứu thêm chút giấm chưng nóng. Để hỗn hợp trên đỡ nguội, chườm ngay lên vùng sưng đau nhức, thoa nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút. Khi hết nóng bạn cho vào nồi chưng nóng và tiếp tục sử dụng 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống từ lá lốt

➣ Sắc hỗn hợp cây chìa vôi, dền gai, tầm gửi, lá lốt, cỏ xước: mỗi dược liệu trên bạn phơi khô, sử dụng 30gr sắc đun lấy nước uống, 1 ngày chia 3 lần uống sáng, trưa, tối. Để sử dụng đạt hiệu quả các dược liệu trên, bạn nên kiên trì sử dụng trong vòng 30 ngày.

Để tìm hiểu hơn cách chữa bệnh, bạn có thể tham khảo thêm bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống.

 Chữa thoái hoá biến dạng cột sống bằng phương pháp phẫu thuật

Với những bệnh nhân có biểu hiện diễn biến nặng không thể sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y chữa trị, thì phương pháp phẫu thuật là biện pháp tối ưu cuối cùng được các bác sĩ chỉnh định. Chữa thoái hóa cột sống sẽ có các phương pháp phẫu thuật như mổ hở, mổ nội soi, mổ cố định xương sống, mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo, tuy nhiên ở mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.

➢ Đầu tiên với phương pháp mổ hở: đây là phương pháp giúp giải tỏa sự chèn ép các dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp này giúp bệnh nhân tránh các biến chứng nguy hiểm như mất máu, máu đông, nhiễm trùng máu… Phương pháp mổ hở cũng không phải là phương pháp tối ưu bệnh nhân có thể sẽ phải mổ lại lần hai trong quá trình điều trị.

➢ Phương pháp thứ hai là mở nội soi: đây được xem lại một bước tiến công nghệ vào quá trình phẫu thuật. Ưu điểm của mổ nội soi chỉ cần một rạch nhỏ, bác sĩ dùng kính hiển vi để thực hiện ca mổ. Tăng khả năng an toàn cho người bệnh, tránh các biến chứng khi bệnh tái phát lại. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm hẹp ống sẽ không được sử dụng phương pháp này.

➢ Phương pháp thứ ba là mở cố định xương sống: phương pháp này sử dụng dây kim loại và ốc vít để điều chỉnh và cố định lại cột sống cho bệnh nhân. Những đốt sống bị vẹo, sai lệch so với cấu trúc bạn đầu đều được sắp xếp. Thế nhưng phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất đinh như để lại những vết sẹo, gây khó khăn cho quá trình phục hồi di chuyển sau này.

➢ Phương pháp cuối cùng là thay thế đĩa đệm nhân tạo: đây được xem là phương pháp tiên tiến nhất trong liệu trình điều trị. Những phần đĩa đệm tổn thương bị loại bỏ thay thế vào đó là đĩa đệm nhân tạo giúp cố định các đốt sống. Giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, có thể đi lại, di chuyển sau quá trình điều trình. Với phương pháp hiện đại nên chi phí bỏ ra cho cuộc phẫu thuật này sẽ khá cao. Bạn phải lựa chọn các bệnh viện uy tín có trang thiết bị tối tân cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tay nghề cao.

Những phương phòng ngừa bệnh thoái hoá biến dạng cột sống

Thoái hóa, biến dạng cột sống là căn bệnh tự nhiên có thể ập đến đối với bất kì một ai và chúng ta không thể lường trước được. Thế nhưng chúng ta có thể kiểm soát, ngăn ngừa và đẩy lùi quá trình lão hóa xương khớp với một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

? Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

? Chấn chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học

? Hạn chế áp lực, stress công việc.

? Chế độ ăn uống đủ chất, cung cấp khoáng chất cần thiết, Vitamin D, C, K…

? Điều chỉnh tư thế đi, đứng, ngồi thẳng lưng, mắt và đầu hướng về phía trước.

? Áp dụng các bài luyện tập thể dục, thể thao: đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội…

? Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

? Hạn chế các chất kích thích, chất cồn.

? Luôn tạo tâm trạng, tinh thần phấn khởi, vui tươi.

Xem thêm: [Tư vấn] Thoái hoá cột sống lưng có nên chạy bộ hay đi bộ không?

Một cơ thể cường tráng, một sức khỏe tốt chỉ đến khi bạn biết yêu thương và quý trọng bản thân hằng ngày. Để đẩy lùi những tác nhân xấu gây bệnh, ngay từ hôm nay mỗi người trong chúng ta nên tạo những thói quen sống tốt, những hiểu biết và kỹ năng phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *