Cách điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống lưng hiệu quả

Đau lưng chính là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa cột sống. Đây là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Quá trình này xảy ra đồng thời với sự lão hóa của cơ thể. Đau lưng do thoái hóa cột sống thường gặp ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi.

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể; trong quá trình sống do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, làm việc, luyện tập và chịu đựng sức nặng cơ thể mà cột sống yếu đi, lão hóa, giảm chức năng nâng đỡ cơ thể, đè ép vào các rễ thần kinh gây đau với nhiều mức độ khác nhau.

đau lưng do thoái hóa cột sống

Những yếu tố làm gia tăng quá trình thoái hóa cột sống như làm việc, lao động quá sớm, quá sức (lao động nặng từ nhỏ), thường xuyên mang vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế; tập luyện thể dục thể thao không đúng phương pháp; ngồi quá nhiều hoặc làm việc luôn một tư thế ít thay đổi; trọng lượng cơ thể quá mức; điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ…

Dấu hiệu của đau lưng do thoái hóa cột sống

  • Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống… Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.
  • Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
  • Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Cách phòng tránh đau lưng thoái hóa cột sống

Mức độ thoái hóa cột sống phụ thuộc rất lớn vào việc phòng ngừa của mỗi người. Ngày nay, những yếu tố dễ dẫn đến thoái hoá cột sống là: trẻ ngồi hàng giờ chơi games, xem tivi , ăn uống vô độ dẫn đến béo phì…

Để phòng tránh hiệu quả bị thoái hóa cột sống, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.
  • Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng thoái hoá cột sống.

Các phương pháp giảm đau lưng thoái hóa cột sống

Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay để chữa bệnh đau lưng đó là : Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v… Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

Nếu bị đau lưng ở nhà, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.

cách giảm đau lưng

Bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng và xoa bóp, đây được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời.Không nên dùng các loại dầu nóng để xoa bóp khi đang bị đau lưng.

Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa bệnh đau lưng , đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.

Nếu đã từng bị đau lưng thoái hoá cột sống một lần thì bạn cần phải giữ gìn, tránh để bệnh tái phát một lần nữa. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn.

Khi bị đau lưng thoái hóa cột sống bạn nên điều trị bằng thuốc Đông y vừa an toàn, lại cho hiệu quả lâu dài. Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các chất giàu canxi để bệnh mau khỏi và giúp cột sống luôn chắc khỏe và lưu ý nhất là phải kiêng rượu, bia.

4 cách trị đau lưng do thoái hóa cột sống bằng thảo dược

4 cách sau là sự kết hợp của dược thảo thiên nhiên cùng kiến thức dân gian được lưu truyền đến giờ.

Cách trị thoái hóa cột sống lưng bằng mật ong và bột quế

Cho 2 thìa mật ong, 1 muỗng nhỏ bột quế vào một cốc nước nóng. Mỗi ngày uống 1-2 lần vào sáng và tối.

Mật ong và bột quế

Tuy đây là bài thuốc phối từ hai loại thuốc quý nhưng không phải ai cũng dùng được. Trường hợp không nên áp dụng

  • Trường hợp đang bị sưng, nóng, đỏ, đau
  • Phụ nữ có thai, người huyết áp thấp, người đái tháo đường, người dễ dị ứng

Để an toàn hơn, bạn có thể dùng bài thuốc đắp ngoài. Lấy mật ong pha với bột quế, cho thêm chút nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, xoa nhè nhẹ vào chỗ bị đau. Mật ong và quế giúp tán hàn trừ thấp, giảm đau rất tốt trong nhiều chứng đau khớp mãn tính.

Rễ cây trinh nữ

Cây trinh nữ chính là cây xấu hổ. Dược liệu có tác dụng an thần, kháng viêm, làm dịu đau. Cách trị thoái hóa cột sống lưng phổ biến với các biểu hiện đau lưng, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ rửa sạch, thái mỏng, tẩm rượu đem sao thơm còn 20-30g. Đem rễ đã sao thơm sắc với 400ml nước đến khi chỉ còn 100ml thì bắc ra. Chia làm 2 để uống 2 lần trong ngày. Một cách khác là dùng phối hợp với 20g rễ Cúc tần và 20g bưởi bung, 10g rễ Ðinh lăng và 10g Cam thảo dây đem sắc như hướng dẫn.  Phần rễ thừa do lấy nhiều nấu thành cao lỏng, pha thêm rượu để dùng dần.

Đu đủ, mễ nhân sống

Đây là một món ăn dành cho người hay bị đau nhức do xương khớp thoái hóa. Lấy mỗi thứ 30g, rửa sạch, cho vào nồi, đổ thêm một chén nước. Đun liêu riêu đến khi thấy mễ nhân chín mềm thì thêm ít đường trắng vào. Vừa là món ăn, vừa là bài thuốc lành tính nhưng người bệnh phải dùng trong thời gian dài mới thấy tác dụng.

Mễ nhân

Cây nhàu

Đây là loại cây ưa ẩm, thường mọc ven sông, suối các tỉnh Trung, Nam bộ. Cây cao chừng 4–7m, thân nhẵn, lá mọc đối hình bầu dục. Quả nhàu da sần sùi, hình trứng có da sần sùi, xanh nhạt khi còn non và vàng nhạt lúc vừa chín. Đặc trưng của loại quả này là mùi nồng và cay.

  • Cách 1: Lấy 5 lạng rễ nhàu thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, ngâm với 2 lít rượu 45 độ trong nửa tháng. Uống 1 ly nhỏ trước bữa ăn.
  • Cách 2: Xắt 200g quả nhàu già thành lát mỏng, ngâm với 2 lít rượu. Mỗi lần lấy 20-30ml uống, 1 ngày uống 2-3 lần.
  • Cách 3: dành cho bệnh nhân phong thấp: Rễ cây nhàu, dây đau xương, Thổ phục linh, rễ cỏ xước, mỗi loại 20g, cam thảo dây 6g đem sắc uống. Chia thuốc uống làm 2-3 trong ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *