Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không? giá bao nhiêu?

Nhiều người bệnh không ít lần nhận được lời giới thiệu cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm khỏi chỉ sau 3 lần? Không chỉ có vậy phương pháp này có tác dụng cải thiện tuần hoàn hiệu quả, giảm đau nhanh chóng… Nhưng liệu phương pháp điều trị này có mang lại hiệu quả có đúng như những lời giới thiệu? Vậy thì mời bạn đến ngay với những thông tin dưới đây.

Xem thêm bài viết: Bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Phương pháp này bắt nguồn từ Trung Quốc khá sớm vào năm 1964. Nhưng đến 1971 Việt Nam mới ứng dụng. Tuy nhiên cho đến hiện nay, phương pháp này vẫn chưa thực sự phổ biến trong điều trị bệnh thoát vị.

Theo Đông y, phương pháp này chính là cấy chỉ vào huyệt đạo bệnh nhân để duy trì sự kích thích liên tục và lâu dài. Loại chỉ thường được sử dụng đó là catgut hoặc ruột cừu với khả năng tự tiêu trong vòng 2 – 3 tuần. Cấy chỉ mang lại các tác dụng như:

  • Giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, đồng thời điều hòa hoạt động cơ quan nội tạng trong cơ thể.
  • Giảm đau nhức, cơn co thắt do đĩa đệm thoát vị gây nên.
  • Giảm ảnh hưởng do quá trình lão hóa gây ra cho xương khớp.
  • Chống lại tình trạng viêm rễ thần kinh do chèn ép.
  • ….

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không?

Khi được hỏi “Cấy chỉ có tốt không?” ông Nguyễn Văn Nam (quê ở huyện Kiến Xương – tỉnh Thái bình cho biết “ Tôi đã thực hiện cấy chỉ vào lưng được hơn 1 tuần. Về nhà cảm thấy cơn đau giảm nhiều. Tôi thấy khá hiệu quả và chuẩn bị đi cấy chỉ lần 2.”

Tuy nhiên cũng thực hiện phương pháp cấy chỉ này nhưng ông Đặng Minh Tuấn (quê ở Khóa Châu – tỉnh Hưng Yên) lại không nhận thấy hiệu quả. Anh nói “Bị thoát vị đĩa đệm đã gần năm nay, dùng nhiều phương pháp không thấy chuyển biến. Nghe theo lời giới thiệu của bạn bè tôi có tiến hành cấy chỉ trị thoát vị. Tuy nhiên sau khi thực hiện cơn đau chẳng hề giảm chút nào.”

Chuyên gia mỗi người một quan điểm

Giải thích về cơ chế của phương pháp cấy chỉ, bác sỹ Lê Hoàng Sơn bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh cho rằng “Châm cứu bằng cách đưa kim châm chuyên biệt vào huyệt đạo sau đó rút ra, nhưng chỉ mang tác dụng nhất thời. Còn với cấy chỉ, phần chỉ được lưu lại trong cơ thể nhiều ngày mới tiêu, do đó tác dụng được kéo dài hơn. Trước đây cấy chỉ bằng ruột cừu những tác dụng không an toàn nên hiện nay đã chuyển sang cấy chỉ catgut.

Tuy nhiên theo chuyên gia khác cho biết cấy chỉ chỉ mang tác dụng nhất thời cho một số bệnh nhân bởi yếu tố tâm lý mang đến. Chuyên gia này nói “ Phương pháp cấy chỉ không khác gì giả dược, tạo niềm tin cho bệnh nhân là họ có thể được điều trị. Chính điều này khiến người bệnh có cảm giác cơn đau nhức giảm đôi chút, nhưng thực tế không phải như vậy.”

Nguy hiểm khó lường từ cấy chỉ

Trong y khoa các biến chứng điều trị đều là điều không mong muốn cả ở bệnh nhân và thầy thuốc. Trong đó biến chứng không muốn và có thể gặp ở phương pháp cấy chỉ đó chính là hiện tượng nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng do không thực hiện nghiêm công tác vô khuẩn dẫn đến khả năng lây nhiễm các bệnh như: viêm gan B, HIV…

Do đó tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến các địa chỉ y tế uy tín để thực hiện phương pháp thiệu cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra sau cấy chỉ cần giữ gìn vệ sinh các nhân sạch sẽ, tránh môi trường sống ô nhiễm…

Chi phí cấy chỉ là bao nhiêu tiền?

Thực hiện phương pháp cấy chỉ với mức chi phí dao động từ 300.000đ đến 5.000.000đ cho mỗi lần. Tuy nhiên chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Tùy từng tình trạng bệnh, người bị nhẹ thì giá tiền cũng ít hơn.

Thời gian thực hiện cấy chỉ: Khi phải thực hiện cấy chỉ thời gian dài, nhiều liệu trình thì chi phí chắc chắn sẽ cao hơn. Thông thường trước khi được tiến hành cấy chỉ bệnh nhân sẽ được khám trước để xác định liệu trình điều trị.

Trình độ chuyên môn của bác sỹ: Đối với những bác sỹ có chuyên môn cao chi phí thực hiện điều trị sẽ cao hơn.

Địa chỉ/trung tâm cấy chỉ: Đặc biệt giá tiền cấy chỉ còn phụ thuộc vào từng địa chỉ y tế khác nhau. Tuy nhiên bạn tốt nhất nên đến với địa chỉ uy tín nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong quá trình điều trị.

Xem thêm các phương pháp chữa khác tại: Điều trị thoát vị đĩa đệm

Đối tượng nào không nên sử dụng phương pháp cấy chỉ

Trong một số trường hợp, phương pháp cấy chỉ sẽ trở thành phản tác dụng, gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm. Dưới đây là những đối tượng không nên thực hiện cấy chỉ như:

  • Đối tượng bệnh lý thuộc ngoại khoa cấp cứu.
  • Những người có sức khỏe kém, thiếu máu và đặc biệt là có tiền sử mắc bệnh tim.
  • Cơ thể mệt mỏi, vừa mới lao động mệt nhọc hay đói…thì không được cấy chỉ ngay sau đó.
  • Có hiện tượng tụt huyết áp, lên cơn sốt cao.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người bị dị ứng với dòng chỉ catgut chuyên dụng.

Các huyệt thực hiện cấy chỉ

Thoái hóa – thoát vị nhưng chưa có dấu hiệu chèn ép thần kinh, mạch máu: cấy chỉ vào huyệt (thận du, trường du, giáp tích L4 – 5, giáp tích L5 – S1) nhằm giúp giảm đau nhanh chóng.

Tình trạng bệnh đã chèn ép vào dây thần kinh: cấy chỉ tại các huyệt thận du, trường du, giáp tích L4 – 5, giáp tích L5 – S1 nhằm ngăn ngừa tình trạng chèn ép.

Xuất hiện tình trạng chèn ép mặt trước ngoài chân: cấy chỉ tại các huyệt phong thị, dương lăng tuyền, quang minh, hoàn kiêu, tuyệt cốt…

Tình trạng bị chèn ép mặt sau đùi, cẳng chân hay bàn chân: cấy chỉ thêm các huyệt thừa phù, trật biên, ân môn, côn lôn…

Thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ khá ngắn, mỗi liệu trình điệu trình cách nhau khoảng 15 ngày. 1 liệu trình trung bình từ 3 – 5 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 60 – 90 phút.

Một vài lưu ý khi thực hiện cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Trước khi cấy chỉ

  • Bệnh nhân cần tránh việc sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia..
  • Không để bụng quá no hoặc quá đói.
  • Cần tắm rửa vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi thực hiện cấy chỉ.

Sau khi cấy chỉ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *