Phương pháp cấy chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ có an toàn không?

Cấy chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ tưởng chừng như lạ mà thực ra không lạ chút nào. Có nhiều trường hợp đốt sống cổ bị chệch nặng nhưng lại không muốn phẫu thuật thì đây có thể là cách tốt cho người bệnh.

Cấy chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Phương pháp này còn rất mới đối với rất nhiều người, nó có nhiều tên gọi khác như: vùi chỉ, chôn chỉ, nhu châm… Là phương pháp điều trị bệnh về cột sống hiệu quả mà không cần phẫu thuật.

Khi cấy chỉ vào. Chỉ trực tiếp tác động vào huyệt vị với tác dụng:

  • Giảm áp lực khu thoái hóa hoặc thoát vị đốt sống cổ
  • Chống viêm do các gai đốt sống cổ
  • Cân bằng quá trình tạo – hủy xương
  • Giải phóng chèn ép rễ thần kinh và giảm đau cho người bệnh trong quá trình điều trị thoái hóa và gai đốt sống cổ

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ có an toàn không?

Cấy chỉ chữa bệnh thoái hóa và gai đốt sống cổ, dùng chỉ tự tiêu trong vòng 2 tuần.

Thường thì tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà họ sẽ phải trải qua ít nhất là 3 liệu trình điều trị hoặc nhiều hơn.

Mỗi liệu trình thường sẽ cách nhau khoảng 2 tuần, một lần cấy trung bình từ 10 đến 15 huyệt và một liệu trình sẽ cấy từ 3 đến 6 lần.

Phương pháp cấy chỉ này có ưu nhược điểm gì?

Theo các chuyên gia nghành y khoa nước ngoài nhận định thì phương pháp này ở bên nước ngoài được khá nhiều người điều trị. Bởi nó tiết kiệm chi phí mà không phải phẫu thuật tốn thời gian.

Thứ nhất:

  • Cấy chỉ giúp tăng cao hydratcarbon; protein ở cơ
  • Tăng cường đồng hóa
  • Giảm dị hóa
  • Giảm sự phân giải acid ở cơ và nồng độ acid lactic

Vì vậy, áp dụng phương pháp này chữa bệnh sẽ giúp lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi. Đồng thời, cách này còn tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Đáng lưu ý là nó làm tăng sinh lưới mao mạch và kích thích miễn dịch.

Thứ hai:

  • Thời gian điều trị bằng phương pháp cấy chỉ ngắn
  • Chi phí cũng tiết kiệm hơn phẫu thuật
  • Không hề để lại di chứng về sau
  • Không gây đau đớn cho người bệnh

Chính điều này giúp người bệnh nhanh phục hồi khả năng vận động và giảm đau.

Thứ ba:

  • Phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng được với nhiều đối tượng khác nhau (không phân biệt già trẻ)

Thứ tư:

  • Còn chữa được các bệnh khác như: Mỡ máu cao, người bị tiểu đường, huyết áp cao

Thứ năm:

  • Chữa bằng phương pháp này không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Hơn thế, tỉ lệ tái pháy của phương pháp này rất thấp.

Có lợi cũng phải có kiêng kị. Dưới đây là những Đối tượng không được thực hiện phương pháp cấy chỉ

  • Bệnh nhân có huyết áp dao động
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết còn cao >140mg/dL hoặc chưa ổn định.
  • Người bệnh có dị ứng tiền căn với chỉ tiêu

Phương pháp cấy chỉ có thể nói nó là một cuộc cải cách mới trong việc điều trị các căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nếu người bệnh không đủ chi phí và vẫn chưa có niềm tin vào phương pháp chữa mới này thì có thể sử dụng các loại thuốc đông y.

Ngải cứu kết hợp lá lốt song hành đánh tan các mỏm gai đốt sống cổ

  • Cách kết hợp đơn giản bằng cách lấy 200g lá lốt và 150g ngải cứu
  • Rửa sạch để ráo nước
  • 1 nửa đem sao vàng để sắc thuốc ống
  • 1 nửa đem dã và cho sấp sấp nước rồi bọc vào vải dùng để chườm ấm lên vùng bị đau

Bài thuốc từ cây cỏ xước và cây trinh nữ (cây xấu hổ)

Nguyên liệu ở vùng quê thì khá là dễ dàng nhưng nếu là người dân thành phố thì nguyên liệu tìm hơi khó và có thể là phải đi mua

  • Lấy rễ, lá, thân cây lá lốt và ngải cứu rửa sạch, phơi tái, băm nhỏ và sao vàng.
  • Thân cây trinh nữ và tất cả phần cây cỏ xước đem phơi khô rồi cũng bỏ vào sao vàng cùng
  • Phải chia 2 loại này ra tránh dùng lẫn
  • Có thể uống sau khi sao vàng
xước và cây trinh nữ điều trị gai đốt sống cổ

Lưu ý: Nên sao ở mức độ vừa phải để có thể cất vào túi hoặc hộp ngăn không khi để có thể dùng như pha chè và uống mỗi sáng

Hai bài thuốc trên thuộc dạng phối kết hợp trong uống ngoài bôi có thể coi như đây là cách chữa vẹn toàn nhất đối với người bị gai đốt sống cổ. Tuy là đông y chữa chậm mà chắc nhưng kiên trì sẽ đem lại kết quả xứng đáng với mình.

Xem thêm: Mổ đốt sống cổ có nguy hiểm không và chi phí mỗi ca mổ là bao nhiêu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *