Chụp x quang, CT và MRI có phát hiện thoát vị đĩa đệm

Cách phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm được coi là át chủ bài ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị sau này. Khi phát hiện sớm người bệnh hoàn toàn có thể đẩy lùi bệnh bằng phương pháp đơn giản như: luyện tập, uống thuốc, vật lý trị liệu…mà chẳng cần động đến phẫu thuật.

7 cách chẩn đoán phát hiện thoát vị đĩa đệm tại nhà chuẩn 99%

Bạn đang gặp những dấu hiệu đáng ngờ như tê bì, đau nhức vùng cột sống hay căng cơ…nhưng không biết bệnh gì? Bạn bận rộn chưa sắp xếp được thời gian đi khám? Vậy thì đừng bỏ lỡ 7 cách phát hiện thoát vị đĩa đệm tại nhà cực chính xác dưới đây.

Cách phát hiện thoát vị ở cổ

Cách 1: Kéo cổ phát giác thoát vị

Tư thế ngồi trên ghế, người đứng sau đặt 2 bàn tay tại thái dương và cằm sau đó kéo đầu từ từ lên phía trên. Khi thực hiện động tác này thấy cơn đau giảm dần thì rất có thể bạn bị thoát vị vùng cổ. Cơ đau gây ra bởi nhân nhày thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh.

Tuy nhiên phương pháp này mang cảm tính chưa chính xác hoàn toàn. Bởi nhiều trường hợp do tư thế ngồi làm việc cũng khiến phần cơ cổ mỏi. Khi thực hiện động tác kéo cổ, cơ giãn ra mang cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Cách 2: Kiểm tra phản xạ Hoffman

Thực hiện kiểm tra phản xạ Hoffman nhằm xác định dây thần kinh có bị tổn thương hoặc chèn ép không. Cách làm khá đơn giản người bệnh chỉ cần nhờ một người chạm vào đầu ngón tay đeo nhẫn. Nếu vẫn không có phản xạ gì chứng tỏ là dây thần kinh đang bị chèn ép do đĩa đệm cổ bị thoát vị gây nên.

Cách 3: Kéo căng dây thần kinh chi trước

Thực hiện ngồi thẳng lưng trên ghế, nâng tay chú ý phần bắp tay song song với sàn nhà, cánh tay chỉ thẳng lên trần nhà, cổ tay quay dần về phía lưng. Nếu thấy dấu hiệu đau cánh tay bất thường có khả năng bạn bị thoát vị.

Nguyên tắc của cách phát hiện thoát vị đĩa đệm tại nhà là:phát hiện hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Chi tay hoạt động kéo theo sự di chuyển của các dễ thần kinh. Nếu nhân đĩa đệm thoát ra ngoài chèn vào dây thần kinh, khi hoạt động sẽ gây đau đớn.

Phát hiện thoát vị vùng thắt lưng

Cách 1: Kéo căng chân

Tư thế nằm ngửa trên sàn nhà, sau đó nhờ một người kéo từ phần mắt cá chân. Nếu phát hiện phần chân giảm đau ngay lập tức thì có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh thoát vị. Đây không chỉ là cách phát hiện thoát vị đĩa đệm tại nhà mà còn là phương pháp giảm đau hiệu quả không nên bỏ lỡ.

Cách 2: Kiểm tra khả năng hoạt động khớp

Bệnh nhân nằm trên giường nhờ người khác nâng chân dần dần lên cao. Nâng chân khoảng một góc 30 – 70 độ. Khi phát hiện đau nhức có thể liên quan đến dây thần kinh bị tổn thương do thoát vvị đĩa đệm. Ngoài ra bạn nên chú ý thoát vị ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có biểu hiện không giống nhau.

Cách kiểm tra hoạt động khớp phát hiện đĩa đệm tại nhà
  • Tại vị trí L2 – L3: hạn chế vận động ở hông.
  • Tại vị trí S2: hạn chế vận động đầu gối.
  • Tại vị trí L4: nhấc chân gặp khó khăn.
  • Tại vị trí L5: ngón chân cái khó cử động.
  • Tại vị trí S1: gây hạn chế chuyển động bàn chân, nhấc ngón chân khó.

Cách 3: Hạ thấp người đột ngột

Một trong những cách phát hiện bệnh tại nhà khá đơn giản là thực hiện động tác hạ thấp đột ngột. Sau khi ngồi thẳng lưng, hạ thấp người về phía trước nhưng đảm bảo lưng dưới cong ra phía sau. Tiếp đến nâng 1 chân thẳng trước mặt, thấy dấu hiệu đau nhức và tê bì nặng khi càng nhấc chân cao thì có thể bạn đã mắc bệnh.

Cách 4: Nâng cẳng chân

Thực hiện nằm ngửa trên giường, để 2 chân thẳng người, từ từng nâng cả 2 chân khỏi mặt giường tầm 15 cm sau đó tăng dần khoảng cách. Nếu càng nhấc cao càng đau chứng tỏ có hiện tượng nhân nhày đĩa đệm thoát ra ngoài chèn vào dây thần kinh.

Tìm hiểu thêm: Vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lâm sàng là theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua: nghe, quan sát, sờ…chưa thông qua xét nghiệm hay chẩn đoán bằng hình ảnh.

Phương pháp chẩn đoán này thường được sử dụng trong khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm. Kết quả của quá trình chẩn đoán này giúp bác sỹ phát hiện tình trạng bệnh ban đầu của hầu hết các bệnh nhân.

Chẩn đoán lâm sàng thông qua biểu hiện ở hội chứng chèn ép dây thần kinh và hộ chứng tổn thương cột sống:

Hội chứng tổn thương cột sống

  • Đau cột sống vùng thắt lưng: xuất hiện từ từ hoặc đột ngột.
  • Quan sát hình dáng cột sống: có sự cong, vẹo khối cơ bất thường hay không?
  • Điểm đau dọc cột sống: khi ấn dọc mỏm gai đốt sống để xác định điểm đau nhói.
  • Giảm khả năng hoạt động của cột sống thắt lưng: hạn chế động tác nghiêng, xoay, cúi, ngửa.

Hội chứng chèn ép dây thần kinh

  • Hiện tượng đau cột sống thắt lưng dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Tình trạng đau cơ học: đau khi ho, hắt hơi, vận động, nằm nghỉ ngơi cơn đau giảm dần.
  • Xuất hiện điểm đau cạnh cột sống.
  • Rối loạn cảm giác, vận động, phản xạ.
  • Đau có điểm Valleix (đây là điểm có dây thần kinh tọa đi qua gồm: ụ ngồi và mấu chuyển, nếp lằn mông, mặt sau đùi, nếp kheo chân).

Chẩn đoán cận lâm sàng thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán cận lâm sàng được coi là khâu quan trọng trong quy trình khám sức khỏe gồm nhiều kĩ thuật: siêu âm, chụp cắt lớp, chụp X – quang, chụp cộng hưởng…Đây là kỹ thuật y học quan trọng giúp hỗ trợ đắc lực trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

Các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng dùng để phát hiện bệnh chuyên sâu, cũng như ảnh hưởng lớn đến tính chính xác khi xác định bệnh.

Chụp mri thoát vị đĩa đệm

Ưu điểm

Hình ảnh mri thoát vị đĩa đệm có giá trị nhất nhằm xác định chính xác vị trí và tình trạng của bệnh. Cộng hưởng từ cho hình ảnh tủy sống rõ ràng và chi tiết, hình ảnh có độ phân giải cao, có thể quan sát được nhiều hướng khác nhau.

Chụp cộng hưởng từ mri giúp quan sát rõ: tủy sống, dây thần kinh, cấu trúc bao quanh mô, dây chằng, sự tăng trưởng của khối u bất thường…

Hơn nữa đây được đánh giá là phương pháp khá an toàn cho bệnh nhân vì:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI không khiến bệnh nhân bị nhiễm xạ.
  • Không cần phải sử dụng thuốc cản từ, không tác dụng phụ khi chụp.

Nhược điểm

  • Từ trường cao gây ảnh hưởng đến thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể.
  • Phương pháp này không được sử dụng cho người bệnh mang thai ở thời kỳ đầu.
  • Chụp mri thường có chi phí tương đối tốn kém.

Lưu ý

  • Để có hình ảnh mri thoát vị đĩa đệm chính xác không mang theo các vật dụng kim loại như: đồng hồ, chìa khóa, điện thoại, thẻ tín dụng…
  • Ngoài ra không cử động trong lúc chụp để có hình ảnh chất lượng tốt.
  • Thông thường không cần phải nhịn đói khi chụp mri trừ trường hợp gây mê để chụp cần phải nhịn đói 4 – 6 giờ.

Giá mỗi lần chụp khoảng 2.000.000đ – 4.000.000đ đồng tùy cơ sở.

Chụp CT

Chụp CT hay còn gọi là cắt lớp vi tính là kết hợp các tia X từ nhiều góc độ khác nhau giúp tạo ra hình ảnh cắt ngang xương, mô mềm trong cơ thể.

Ưu điểm

  • Hình ảnh rõ nét, không chồng chéo dễ dàng quan sát.
  • Thời gian chụp nhanh, được dùng nhiều trong đánh giá các bệnh cấp cứu.
  • Có giá trị trong phát hiện trường hợp thoái hóa xương: vôi hóa dây chằng dọc sau, mỏm xương và dày dây chằng…

Nhược điểm

  • Do sử dụng tia X vì vậy không sử dụng phương pháp này cho phụ nữ mang thai.
  • Có thể gây ra những phản ứng phụ như phát ban, ngứa…

Lưu ý

  • Thông báo cho bác sĩ trước khi chụp CT nếu bạn mắc bệnh: tiểu đường, bệnh thận, đang dùng thuốc điều trị bệnh, bị dị ứng cản quang hoặc hải sản…
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai.
  • Không được mang theo đồ trang sức, đồ dùng kim loại khi tiến hành chụp CT.
  • Khi chụp CT phát hiện đĩa đệm không cần phải nhịn ăn.

Giá mỗi lần chụp khoảng 1.000.000đ – 3.000.000đ đồng tùy cơ sở.

Chụp bao rễ thần kinh

Đây được coi là phương pháp chụp X quang sau khi đưa chất cản quang vào khoang dưới nhện tủy sống. Phim chụp cho 2 tư thế thẳng nghiêng và chếch sang phải, trái ¾.

Ưu điểm

  • Chụp bao rễ có giá trị chính xác trong chẩn đoán các bệnh chèn ép rễ thần kinh.
  • Dễ dàng quan sát tình trạng chuyển biến của bệnh với hình ảnh: phù nề, lõm, khuyết, cắt cụt…
  • Đặc biệt đây được coi là phương pháp cơ bản trước khi chuẩn bị phẫu thuật thoát vị.

Nhược điểm

  • Không dùng được cho bệnh nhân đang sốt, mắc bệnh tim, gan.
  • Dị ứng với thuốc cản quang như: phản ứng màng não, nhức đầu, động kinh tủy…

Lưu ý

  • Tháo bỏ trang sức, đồ vật bằng kim loại trước khi tiến hành chụp.
  • Không ăn uống trước khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ trước chụp bao rễ thần kinh.

Giá mỗi lần chụp khoảng 1.000.000đ – 2.000.000đ đồng tùy cơ sở.

Chụp Xquang có phát hiện thoát vị đĩa đệm

Chụp X quang là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến chèn ép, gãy xương, khối u…Và để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chụp X quang cũng được ứng dụng bằng cách cho bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng.

Ưu điểm

  • Thông qua chụp X quang giúp phát hiện ra các tình trạng như: khối u, gãy xương hay nhiễm trùng, trong đó có thoát vị…
  • Chi phí thực hiện thấp, ít tốn kém so với nhiều phương pháp khác trên thị trường hiện nay.

Nhược điểm

  • Thông thường X quang chỉ cho thấy những dấu hiệu bệnh nhẹ trong khi bệnh nhân đang gặp biến chứng nghiêm trọng. Ngược lại một số hình ảnh chụp lại cho thấy triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng, trong khi bệnh nhân có ít thậm chí không có triệu chứng. Vì vậy phương pháp này có ít giá trị trong chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý

  • Không chụp X quang khi mang thai bởi có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi.
  • Tháo bỏ các thiết bị có thể làm ảnh hưởng như: đồ trang sức, kính mắt, cặp tóc…
  • Không dùng các loại thuốc kích thích tối hôm trước khi chụp như: rượu, cafe, thuốc lá.
  • Ngoài ra mắc các bệnh về tim mạch cần phải báo trước cho bác sỹ…

Giá chụp X quang khá phải chăng chỉ 100.000 đến vài trăm nghìn mỗi lần.

Trên đây là tổng hợp hợp những cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đầy đủ nhất mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên để phát hiện chính xác tình trạng bệnh bạn nên sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ mri. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị, đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.

Tìm hiểu thêm:

[ Video] Hướng dẫn 10 bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống từ các chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *