Hướng dẫn các cách chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng lá lốt hiệu quả

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng lá lốt không còn là phương pháp xa lạ đối với nhiều người, nó đã được áp dụng từ thời ông cha ta. Hiện nay, đã có một số sự thay đổi trong cách sử dụng lá lốt chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng lá lốt có hiệu quả không?

Lá lốt được trồng phổ biến ở vùng Bắc Bộ của nước ta. Từ xa xưa, lá lốt đã được công nhận là một vị dược liệu sử dụng để chữa bệnh rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá lốt mang vị cay, tính nồng phù hợp để chữa các vấn đề liên quan tới xương khớp, trong đó có chứng thoái hoá đốt sống cổ.

Tuy nhiên, việc sử dụng lá lốt với liều lượng, thời gian thế nào cũng cần rất cẩn trọng, không nên lạm dụng quá sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Sử dụng lá lốt chỉ phù hợp cho tình trạng bệnh thoái hoá nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, dùng các món ăn chế biến từ lá lốt cũng hữu ích cho quá trình hỗ trợ trị bệnh.

Những cách chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng lá lốt

Bài thuốc đắp lá lốt chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Bạn hãy chuẩn bị một nắm lá lốt, ngải cứu và lá cây chó đẻ (mỗi loại khoảng 300gr). Nhặt sạch các nguyên liệu rồi đem đi rửa, ngâm nước muối sát khuẩn rồi vớt ra cho ráo nước. Bạn dùng cối giã nhuyễn hoặc xay nát các loại lá, bắc chảo lên bếp và bắt đầu sao nóng. Dùng một tấm vải sạch bọc lại phần hỗn hợp vừa chuẩn bị, rồi đắp lên vùng cổ bị đau. Lưu ý, bạn có thể sao đi sao lại và chườm nhiều lần.

Bạn nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối vừa giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu để có một ngủ sâu giấc hơn. Sau 1 tuần, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ

Chuẩn bị 30g lá lốt, 30g đinh lăng và 30g cây xấu hổ đem rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi phơi khoảng 1 – 2 nắng. Sau đó, sắc các nguyên liệu khô với 1.5l nước. Sử dụng loại nước này thay cho nước uống hàng ngày, những cơn đau do thoái hoá sẽ dần thuyên giảm, khả năng tuần hoàn máu cũng tốt hơn. Cách chữa này phù hợp với những người mới bị thoái hoá đốt sống cổ.

Lá lốt và sữa bò – Bài thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ thế hệ mới

Chọn một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch, sát khuẩn bằng cách ngâm nước muối loãng. Bạn đem lá lốt đi xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cốt. Hòa phần nước cốt lá lốt cùng 300ml sữa bò, đun nóng lên là có thể dùng. Sử dụng sữa vào 2 bữa phụ trong ngày. Chỉ sau khoảng 1 tuần chăm chỉ thực hiện, những cơn đau thoái hóa sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống sữa ấm nóng, sữa nguội sẽ giảm tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Bài thuốc dân gian trị bệnh từ lá lốt, cây dền gai và cỏ xước

Những nguyên liệu cần thiết bao gồm: 30g lá lốt, 30g cây dền gai, 30g cỏ xước, 30g tầm gửi và 50g chìa vôi. Tất cả đem đi rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Cho cỏ xước, chìa vôi và tầm gửi đem đun cùng 2l nước. Sau khi sôi thì bỏ thêm lá lốt và dền gai vào, đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Bạn đợi nguội và uống thay nước bình thường trong ngày.

Đắp các dược liệu lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ để chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Theo Đông y, cây chó đẻ là một vị thuốc nam quý với vị ngọt đắng xen lẫn, tính mát sẽ giúp giảm đau, kháng viêm rất hiệu quả. Còn theo nhiều nghiên cứu khoa học khác, dược tính giảm đau của cây chó đẻ mạnh hơn 4 lần khi so sánh với indomethacin hay cao hơn 3 lần so với morphin. Chứng tỏ đây chính là bài thuốc rất hiệu quả.

Bạn chuẩn bị lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ (mỗi loạn 300g), rửa sạch các nguyên liệu rồi đem đi xay nhuyễn. Bắc chảo lên và sao vàng hỗn hợp, tiến hành chườm lên phần cổ bị đau. Bạn nên thực hiện biện pháp này trước khi đi ngủ, chỉ tích cực làm trong 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả tích cực.

Sử dụng các món ăn chế biến từ lá lốt

Ngoài công dụng là một vị thuốc, lá lốt còn là nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng. Vì vậy, bạn có thể làm ra những món như canh gà lá lốt, chả lá lốt, thịt bò xào lá lốt,… cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Những món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đem lại giá trị dinh dưỡng cao.

Xem thêm: Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ

Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Bạn cần lưu tâm một vài chú ý sau đây để giúp quá trình trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Trong quá trình chữa bệnh, mọi người không nên quá lạm dụng lá lốt, rất dễ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày và hệ tiêu hoá. Liều lượng sử dụng không quá 100gr lá lốt mỗi ngày.
  • Những bài thuốc chườm có khả năng chữa trị tốt hơn, nhưng nhất định cần chú ý tới nhiệt độ. Đừng để quá nóng rất dễ gây bỏng da.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng phương pháp này
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý sẽ giúp ích nhiều cho quá trình hồi phục.
  • Các bài thuốc dân gian thường có tác dụng lâu hơn, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng.
  • Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng dùng lại và đi khám chuyên khoa sớm nhất có thể.

Nhóm đối tượng sau không nên sử dụng lá lốt trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ:

  • Người thường xuyên bị táo bón, đại tiện khó khăn.
  • Người hay có dấu hiệu đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh,…
  • Người dị ứng với một trong các thành phần của lá lốt.

Mong rằng những kiến thức về chủ đề chữa thoái hoá đốt sống cổ được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp ích được cho nhiều người. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý cũng như cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau, người bệnh vẫn cần đi khám chuyên khoa và nhận sự tư vấn của bác sĩ. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *