Đau lưng trong quá trình thai kỳ: Nguyên nhân cũng như cách điều trị

Đau lưng khi mang thai là một trong những triệu chứng thường thấy ở bà bầu. Khoa học đã tìm ra những nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp giảm tình trạng đau lưng cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Những biểu hiện của đau lưng khi mang thai

Mỗi giai đoạn của thai kỳ, cơn đau lưng xảy ra với những biểu hiện và mức độ khác nhau, khiến bà bầu mệt mỏi. Cụ thể, những biểu hiện đau lưng diễn ra trong các giai đoạn như sau:

Đau lưng khi mang thai tuần đầu

Những cơn đau nhẹ, xuất hiện với tần suất ít, chủ yếu tại vùng lưng dưới của mẹ bầu. Đôi khi lưng trên cũng có cảm giác hơi đau một chút, không đáng kể.

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

So với tuần đầu thai kỳ, những cơn đau lưng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, vùng thắt lưng bị đau âm ỉ kéo dài lan đến vùng xương chậu. Biểu hiện đau của giai đoạn này là cường độ nhẹ nhưng âm ỉ, nhức mỏi. Mẹ bầu sẽ thấy triệu chứng này rõ rệt hơn ở tuần thứ 18-24.

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 4

Bắt đầu bước vào đoạn giữa của thai kỳ, cơn đau lưng bắt đầu chuyển biến với mức độ tăng dần và dày đặc. Đặc biệt, vùng thắt lưng chịu áp lực lớn khiến những cơn đau cản trở sinh hoạt của bà bầu.

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 5,6,7,8

Cùng với tần suất dày đặc là mức độ ngày càng tăng của những cơn đau lưng. Vị trí đau cũng dần dịch chuyển sâu xuống vùng thắt lưng hông sát với xương chậu.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối

Thai nhi lúc này đã đạt cân nặng lớn, gây áp lực lớn đến xương sống và thắt lưng của người mẹ. Ở tháng cuối của thai kỳ, người mẹ không chỉ cảm thấy đau lưng mà còn cảm thấy ê ẩm khắp cơ thể. Đây là thời gian bà bầu chuẩn bị vượt cạn, vì thế cần tránh những vận động mạnh, vừa để tránh những cơn đau lưng vừa tránh những va chạm không đáng có.

Ở giai đoạn này, những cơn đau lưng có thể cản trở hoạt động của bà bầu. Đứng, ngồi, nằm,… đều có thể gây ra những cơn đau mạnh. Trong giai đoạn này, bà bầu cần nghỉ ngơi thường xuyên và thực hiện những động tác nhẹ nhàng, tránh nằm im một chỗ khiến xương bị cứng, cản trở quá trình vượt cạn.

Các nguyên nhân chủ yếu gây đau lưng trong thai kỳ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai. Một loạt những nguyên nhân bao gồm:

  • Thay đổi hormone

Hormone relaxin là hormone được tiết ra trong cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Hormone này tác động khiến khung xương chậu giãn nở, giúp thuận lợi cho quá trình sinh nở. Sự lớn lên của vùng chậu tác động mạnh đến các cơ và dây chằng xung quanh vị trí này gây cảm giác đau lưng. Khi xương chậu nở ra, sự liên kết giữa các khớp xương bị lỏng lẻo, giãn ra theo, gây cảm giác đau đớn tại vị trí lưng.

  • Tăng cân

Cân nặng của đứa trẻ cùng cân nặng tăng lên của người mẹ khiến cơ thể phải chịu áp lực lớn hơn nhiều lần khi chưa mang bầu. Quá trình tăng cân càng diễn ra nhanh chóng thì áp lực đè lên cột sống và thắt lưng càng nặng.

  • Thay đổi tư thế

Trong quá trình phát triển của thai kỳ, thai nhi lớn dần ở vị trí trước bụng khiến tư thế của người mẹ phải cong về trước nhiều hơn. Để giữ được thăng bằng khi di chuyển, người mẹ có xu hướng ngả về phía sau. Động tác này diễn ra thường xuyên khiến lưng mẹ bầu ngày càng cong lại, gây đau nhức.

Khi đang ngồi và muốn đứng lên, mẹ bầu thường chống hai tay xuống nền nhà, đẩy người lên và cố định hai bàn chân không di chuyển. Động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần cũng khiến vùng lưng chịu áp lực lớn, dần dần khiến tình trạng đau ngày càng nặng hơn.

  • Căng thẳng

Các cơ và dây thần kinh trong cơ thể mẹ bầu luôn căng cứng do vùng xương chậu nở ra cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng.

  • Các cơ vùng bụng yếu đi

Trong thời gian mang thai, các cơ vùng bụng trở nên yếu ớt và căng ra dần cùng với sự phát triển của thai nhi. Vùng cơ lưng cũng vì thế mà bị chèn ép gây đau đớn.

  • Vị trí của thai nhi

Vào những tháng cuối của thai kỳ, khi các bé đã lớn và chuẩn bị chào đời, những cơn đau lưng lại tăng lên. Nếu tư thế lưng của bé ngược lại so với lưng của mẹ thì sẽ gây sức ép rất lớn lên cột sống lưng.

  • Động thai

Những trường hợp động thai cũng gây ra đau đớn ở vùng lưng với mức độ nặng. Thai phụ có thể kèm theo những dấu hiệu ra huyết nâu hoặc huyết đỏ, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng. Vì vậy, nếu mẹ bầu có những triệu chứng trên kèm theo đau lưng, hãy gặp ngay bác sĩ sản khoa để được can thiệp kịp thời.

  • Đau thần kinh tọa

kèm theo đau lưng, mẹ bầu có thể cảm nhận những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân do các dây chằng vùng lưng và xương chậu bị giảm chức năng.

Làm sao để cải thiện tình trạng đau lưng khi mang bầu

Thay đổi tư thế nhẹ nhàng

Như đã đề cập ở trên, khi mang bầu, thai phụ thường có xu hướng ngả lưng về phía sau khiến lưng bị cong và chịu áp lực lớn, gây căng cơ vùng lưng. Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng đảm bảo những yếu tố sau khi đứng và di chuyển để giảm đau lưng:

  • Đứng thẳng.
  • Mở rộng lồng ngực.
  • Cố giữ vai thẳng hàng với chân. Hai chân mở rộng bằng vai, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn nhất.

Mẹ bầu nên thay đổi tư thế cả khi nằm và khi đứng một cách nhẹ nhàng. Không nên đứng lâu một chỗ sẽ càng gây áp lực lớn lên cột sống và thắt lưng.

Khi mẹ bầu ngồi, nên chọn những loại ghế có tựa lưng êm, hoặc đặt một chiếc gối nhỏ ở phía sau lưng. Kèm theo đó, hãy kê một chiếc ghế nhỏ ở dưới, mẹ bầu để chân lên khi ngồi giúp giảm nhẹ rất nhiều áp lực đè lên lưng. Độ cao của chiếc ghế này đảm bảo đầu gối của mẹ bầu cao ngang bằng với phần đặt mông.

Bà bầu tuyệt đối không nên vắt chéo chân hoặc co chân vào người. Những động tác thay đổi tư thế và di chuyển nhẹ nhàng giúp mẹ bầu lưu thông mạch máu và giảm áp lực lên thắt lưng.

Khi ngủ, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối êm kẹp vào đầu gối, giúp ngủ ngon và phần lưng cũng đỡ đau hơn.

Tập yoga cho mẹ bầu

Hiện nay có những bài tập Yoga được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu, giúp giảm đau lưng, tăng sức bền của xương khớp đồng thời giúp tinh thần trở nên thoải mái.

Nếu không thể học Yoga, bạn cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc đạp xe tại chỗ trong thời gian mang thai.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Đây là phương pháp phổ biến không chỉ dùng cho mẹ bầu mà áp dụng cho tất cả những ai bị đau lưng. Mẹ bầu có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau tức thời. Thời gian chườm phù hợp là khoảng 20 phút, có thể thực hiện vài lần trong ngày.

Tuy nhiên, thai phụ không nên áp nhiệt nóng hoặc lạnh vào vùng bụng mà chỉ sử dụng cho vùng lưng. Thêm nữa, mẹ bầu không được chườm trực tiếp đá lạnh lên da mà phải cho vào túi chườm hoặc túi vải.

Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ

Dù tăng cân là điều tất yếu và cần thiết cho cả mẹ và bé để đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình mang thai nhưng hãy kiểm soát các chỉ số này. Mẹ bầu không nên để tình trạng tăng cân của mình diễn ra quá nhanh và đột ngột. Điều này không tốt cho cả hai mẹ con.

Tránh nâng vật nặng

Hạn chế và tốt nhất là tránh mang vật nặng trong quá trình mang thai. Nếu bắt buộc phải mang, bạn nên chọn tư thế phù hợp.

  • Mở rộng hai chân
  • Uốn cong đầu gối thay vì gập lưng xuống
  • Ngồi xuống và nâng bằng lực của tay và chân thay vì lực của lưng

Tốt nhất, hãy yêu cầu mọi người xung quanh giúp đỡ khi mang thai.

Mang giày phù hợp

Các chuyên gia khuyên bà bầu nên mang giày đế thấp mà tốt nhất là những loại giày có thiết kế êm chân ở bên trong. Bà bầu nên tránh không đi giày cao gót khiến vùng lưng bị tăng áp lực.

Tránh các tư thế với cao

Những tư thế với cao đòi hỏi cơ và dây thần kinh ở vùng lưng phải căng ra, khiến đau lưng ngày càng trở nặng.

Massage

Massage được coi là phương pháp khá hiệu quả nhằm giảm đau nhanh chóng. Khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức, mẹ bầu nên tiến hành massage khu vực lưng đặc biệt là vị trí đau. Mỗi lần massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút là bà bầu sẽ cảm thấy cơ thể thải lỏng, tinh thần thoải mái hơn nhiều.

Theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết phương pháp massage có hiệu quả tốt với những đau, thư giãn cơ thể hiệu quả. Một vài bước massage cơ bản như:

  • Xoa: Trước tiên bệnh nhân cần phải nằm sấp với tư thế thoải mái nhất có thể. Tiếp đến để 2 bàn tay xòe rộng, tác động lên vùng lưng bị đau nhẹ nhàng. Chú ý khi xoa cần theo kiểu xoa tròn đều đặn, nhẹ nhàng.
  • Xát: Dùng tay chà xát liên tục lên khu vực bị đau. Thực hiện xát liên tục, hơi mạnh tay, hai bàn tay khi xát ngược chiều nhau.
  • Bóp: động tác này giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Các mẹ bầu chú ý cần bóp ở vùng trọng tâm bị đau hay co cứng để giúp máu lưu thông tốt, tránh tê bì.
  • Day: sử dụng phần mu bàn tay tác động mạnh vào khu vực lưng bị đau. Bạn hoàn toàn có thể vừa day vừa ấm sao cho phân bố lực đều, tuy nhiên không nên day quá mạnh tay.
  • Bấm: với phương pháp ngày mẹ bầu dùng ngón tay bấm vào khu vực lưng bị đau. Bấm dần từng điểm một sau cùng là day và xoa để lưu thông khí huyết.

Ngoài ra khi massage các mẹ có thể kết hợp các loại dầu gió, rượu xoa bóp để tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên nên sử dụng các loại dầu gió và rượu xoa bóp theo sự chỉ dẫn của bác sỹ nhằm đảm bảo an toàn.

Xem ngay:

Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng?

Cách xoa bóp bấm huyệt trị đau lưng

Mẹ bỉm đau lưng có cần đi khám bác sĩ

Những cơn đau lưng của mẹ bầu thực chất là điều bình thường, do cơ chế thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai. Những sự thay đổi này cũng là cách thích ứng để giúp mẹ bầu có quá trình vượt cạn hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, trong các trường hợp đau lưng đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm sau, mẹ bầu cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ để có phương pháp điều chỉnh phù hợp.

  • Đau lưng kèm theo ra huyết nâu, huyết đỏ, dịch âm đạo bất thường
  • Đau lưng dữ dội từng cơn nhịp nhàng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non
  • Đau lưng dữ dội, đột ngột có thể do các bệnh lý về xương khớp nguy hiểm xảy ra trong quá trình mang thai
  • Đau lưng kèm việc gặp khó khăn khi tiểu tiện, cảm giác châm chích như kiến bò ở chân

Nếu có những triệu chứng trên, hãy gặp bác sĩ kịp thời để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Nhìn chung, đau lưng khi mang thai là vấn đề thường gặp và xuất hiện ở hầu hết các mẹ bầu. Bạn không cần quá lo lắng nếu vấn đề đau lưng không đi kèm các triệu chứng nguy hiểm kể trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *