Các dấu hiệu nhận biết đau lưng ở phụ nữ và cách phòng tránh

Đối với chị em phụ nữ chúng ta cần nhạy cảm hơn với những cơn đau vùng lưng. Bởi bệnh đau lưng ở phụ nữ còn có thể do nhiều nguyên nhân đặc trưng trong đó có các căn bệnh phụ khoa gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mà bạn không nên coi thường như:

  • Mang thai
  • Bệnh lý xương khớp
  • Ngày đèn đỏ
  • Bệnh phụ khoa

Đau lưng khi mang thai

Khi mang thai cũng là lúc những cơn đau vùng lưng bắt đầu xuất hiện. Cơn đau lưng khi mang thai xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố làm giãn dây chằng, cân nặng tăng nhanh gây áp lực lên cột sống, tâm lý căng thẳng.

Nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn đau sẽ biểu hiện rõ ràng hơn bởi hàm lượng hormon trong cơ thể thay đổi khiến các khớp xương trở nên lỏng lẻo. Dễ có Thông thường bệnh đau lưng ở phụ nữ mang thai sẽ kèm theo các triệu chứng tiêu biểu như:

  • Đau bụng gò cứng
  • Đi tiểu tiện khó…

Những cơn đau nhẹ ở phụ nữ mang thai không quá nguy hiểm đến sức khỏe của me và thai nhi. Nhưng phòng tránh được thì càng tốt cho sau này. Bởi căn bệnh đau lưng khi mang thai này rất hay gặp ở các bà bầu khi thai được khoảng 6 đến 8 tháng tuổi. Việc phòng tránh là rất quan trọng cho tư thế cũng như bệnh dễ gặp về lưng sau này

Bệnh xương khớp

Loãng xương

Bệnh loãng xương xảy ra khi cơ thể có sự mất cân bằng khi số tế bào xương mới hình thành ít hơn số lượng bị thoái hóa. Hoặc có thể thấy loãng xương ở phụ do sau thời kỳ mãn kinh. Cơ thể bắt đầu lão hóa, xương khớp yếu gây ảnh hưởng đến cột sống khiến những cơn đau vùng lưng đến sớm hơn. Di chứng của bệnh loãng xương chính là:

  • Đau ở lưng
  • Lún cột sống (xẹp cột sống)
  • Xương dễ gãy

Chính vì vậy bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm

Là hiện tượng phần nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép trực tiếp vào dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng sẽ gây ra các cơn đau nhức vùng lưng có khi lan xuống cả phần mông người bệnh.

Chính điều này gây ra cảm giác tê bì cho vùng lưng, giai đoạn đầu những cơn đau xuất hiện khá ít, và đau liên tục vào giai đoạn cuối. Thậm chí còn vừa gây đau lưng vừa gây tê dọc từ mông xuống bàn chân.

Chú ý tư thế khi ngồi, đứng, đi lại

Không nên ngồi quá lâu, thường xuyên vận động nhẹ vùng lưng và bả vai như:

  • Vươn vai
  • Xoay khớp cổ nhẹ nhàng
  • Thỉnh thoảng vặn mình
  • Chuyển mình ưỡn cơ bụng ra đằng trước..v..v.

Để tạo thói quen cho các cơ vùng lưng – bả vai – hông luôn được vận động kéo dãn

Dành 15 đến 30 phút để mát xa cho cơ thể, xóa tan mọi căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc mệt

Tập thể dục đều đặn, các bài tập về kéo giãn cơ, xoa bóp.

Tập thể dục với các bài tập kéo dãn cơ tốt cho phụ nữ

Khám sức khỏe định kỳ, để được các bác sĩ tư vấn và phát hiện sớm nếu mắc phải các căn bệnh phụ khoa khác.

Có đến 95% chị em phụ nữ gặp tình trạng bị đau lưng khi có kinh nguyệt. Những cơn đau không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến không ít phiền toái. Vậy làm sao để thoát khỏi cơn đau phiền phức này thì mời bạn đến ngay với những thông tin dưới đây.

Tại sao bị đau lưng khi có kinh nguyệt?

Trong những ngày kinh nguyệt cơ thể thường mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là vùng thắt lưng sẽ xuất hiện những cơn nhức khó chịu. Thông thường những cơn đau ngày đèn đỏ chỉ là nhức mỏi, khó chịu kèm theo đau bụng kinh. Hầu hết các trường hợp đều là đau nhẹ, âm ỉ không hề dữ dội vì vậy bạn vẫn có thể làm việc, hoạt động bình thường.

Đến kỳ kinh nguyệt, hầu như người phụ nữ nào cũng bị đau vùng hạ vị và đau vùng thắt lưng. Nguyên nhân là sự thay đổi hormon trong cơ thể làm hệ thống dây chằng, cơ bắp vùng thắt lưng, vùng chậu mềm và giãn ra. Chính vì thế, nếu làm việc với cường độ như bình thường sẽ gây nhức mỏi và khó chịu hơn.

Thêm vào đó là sự co thắt của tử cung và vòi trứng cũng góp phần vào cơn đau của kỳ kinh. Có một số người có cảm giác bình thường nhưng cũng có những chị em đau nhiều đến mức không đi đứng nổi. Lúc đó người ta gọi là thống kinh.

Đau lưng khi có kinh là chuyện xảy ra như cơm bữa, tuy nhiên không ít người tỏ ra lo lắng với tình trạng đau nhức này.

Thông thường cơn đau lưng khi đến ngày đèn đỏ chỉ là những dấu hiệu hết sức bình thường, cơn đau do quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp lại là cảnh bảo của nhiều căn bệnh hết sức nguy hiểm.

Chính vì vậy khi có dấu hiệu đau dữ dội, cơn đau kéo dài lâu ngày không khỏi, kèm theo hiện tượng đau bụng, cơ thể mệt mỏi bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Bị đau lưng do các căn bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa cũng đóng góp không nhỏ gây nên tình trạng đau lưng ở chị em phụ nữ như:

  • Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung
  • Thay đổi nội tiết tố
  • U nang buồng trứng
  • U xơ cổ tử cung
  • Rối loạn chuyển hóa hormone…

Một số căn bệnh phụ khoa thường gặp như: Viêm vùng chậu, cổ tử cung thường có biểu hiện bằng các cơn đau. Các chị em có thể nhận biết bằng các dấu hiệu sau:

Viêm vùng chậu là gì ?

Cơn đau phổ biến vùng thắt lưng kèm theo các dấu hiệu như sốt

Kinh nguyệt không đều và khí hư

Bệnh đau lưng ở phụ nữ bắt nguồn từ viêm vùng chậu là do sự tổn thương các cơ quan bên trong dẫn đến đau. Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm với các biến chứng như mang thai ngoài tử cung và vô sinh.

Viêm cổ tử cung

Xuất hiện với cơn đau thắt lưng, các cơn đau thường đến theo đợt và tư thế khiến người bệnh phải hạn chế một số tư thế đi, đứng, ngồi, nằm.

Đau bụng

Tiết dịch âm đạo bất thường

Nếu thấy các dấu hiệu này xuất hiện đồng thời cùng lúc thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ ràng căn nguyên của bệnh. Tuy nhiên chị em phụ nữ cũng cần phải phân biệt những cơn đau bình thường với cơn đau do bệnh phụ khoa gây nên.

Tìm hiểu thêm: Đau bụng trên (dưới) kèm đau lưng là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm, bong gân, giãn dây chằng

Không phải chỉ đàn ông mới đủ sức lao động và mang vác vật nặng. Phụ nữ có cũng thể mang vác vật nặng tùy từng mục đích, nhưng sau đó thì phụ nữ thường yếu hơn đàn ông nên các hậu quả sau đó thì không thể tránh khỏi.

Cơn đau thông thường và đau do bệnh phụ khoa có gì khác nhau?

Để phân biệt cơn đau lưng thông thường với cơn đau do bệnh phụ khoa gây nên, chị em cần chú ý các biểu hiện như:

  1. Đau nhức phần xương cụt, kèm theo đau bụng, kinh nguyệt không đều, nhiều khí hư, bụng dưới sệ xuống.
  2. Trong khi đó, cơn đau ở phần cột sống thường là đau ở thắt lưng, kèm theo nhức chân, đùi bị tê. Nếu bị nhiễm trùng đường ruột, bàng quang, niệu quản, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau sau lưng.

Vì vậy, nếu thấy đau, tốt nhất bạn nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân đau lưng và cách chữa trị cơn đau của mình. Các cơn đau mà bạn thường xuyên gặp phải với cường độ ngày càng tăng thì chứng tỏ bạn đang gặp rắc rối ở bộ phận cơ thể nào đó và bệnh đang trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, bạn nên có giải pháp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh sớm, tránh để lâu dài sẽ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc.

Đau lưng ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Ở tuổi mãn kinh, đa số chị em bị đau lưng do 3 nguyên nhân chính: Loãng xương sinh lý, sự chai cứng của hệ thống dây chằng gân cơ quanh cột sống và sự thoái hóa của khối đĩa đệm chêm giữa hai đốt sống. Các cơn đau này xuất hiện nhiều ở phần bụng dưới kèm đau sau lưng

Do tư thế sinh hoạt

Trong sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ Việt nam thường có những tư thế không tốt cho cột sống như: Ngồi xổm làm thức ăn, rửa chén bát, giặt giũ quần áo, làm bếp, thậm chí ăn uống. Hoặc ngồi xếp bằng, ngồi bẹp hai chân…. Ở những tư thế này, hệ thống gân cơ dây chằng cột sống bị căng thẳng nhiều nhất, do đó rất mau mỏi và đau nhức.

Khi mang vác vật nặng bạn sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhức vùng lưng và phần dưới cơ thể, cơn đau trở nên rõ ràng hơn sau khi bạn phải làm việc nặng nhọc quá sức, bê vác vật nặng di chuyển trong thời gian dài… rất có thể nguyên nhân là do bong gân, giãn dây chằng thắt lưng.

Một số bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung cũng biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau lưng. Chị em có thể nhận biết như sau: Với bệnh viêm vùng chậu, cơn đau diễn ra ở vùng thắt lưng kèm với những dấu hiệu như sốt, nhiều khí hư, kinh nguyệt không đều. Sở dĩ có bệnh này là do sự tổn thương của các cơ quan bên trong khiến cho vùng lưng cùng bị đau. Đau nhức vùng chậu không chỉ gây khó chịu mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng như thai ngoài tử cung, vô sinh.

Các bệnh viêm, sa cổ tử cung, u xơ tử cung cũng có dấu hiệu nhận biết bằng những cơn đau lưng. Nguyên nhân của bệnh này thường do các bệnh lý về âm đạo gây nên, triệu chứng kèm theo là đau bụng và tiết dịch âm đạo bất thường.

Một số cách chữa đau lưng ở phụ nữ

  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm việc quá sức hoặc chỉ đơn giản là các ngày mệt mỏi thì cũng nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày như: canxi (chất này cần được cung cấp nhiều hơn để làm tăng mật độ xương tránh tình trạng xốp), chất xơ, chất đạm..v..v.
  • Chú ý tư thế khi ngồi, đứng, đi lại
  • Không nên ngồi quá lâu, thường xuyên vận động nhẹ vùng lưng và bả vai như: Vươn vai – xoay khớp cổ nhẹ nhàng – thỉnh thoảng vặn mình – chuyển mình ưỡn cơ bụng ra đằng trước..v..v. Để tạo thói quen cho các cơ vùng lưng – bả vai – hông luôn được vận động kéo dãn
  • Dành 15 đến 30 phút để mát xa cho cơ thể, xóa tan mọi căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc mệt
  • Tập thể dục đều đặn, các bài tập về kéo giãn cơ, xoa bóp.
  • Khám sức khỏe định kỳ, để được các bác sĩ tư vấn và phát hiện sớm nếu mắc phải các căn bệnh phụ khoa khác.

Xem ngay: 4 cách dùng LÁ NGẢI CỨU trị đau lưng (chườm, rang muối)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *