Gai cột sống chèn ép dây thần kinh: triệu chứng và cách điều trị

Gai cột sống chèn dây thần kinh là một biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về gai cột sống chèn dây thần kinh

Gai cột sống chèn dây thần kinh xuất hiện khi tình trạng thoái hoá cột sống chuyển sang thể nặng. Hệ thần kinh là sợi dây liên kết các bộ phận trong cơ thể, nếu dây thần kinh có tình trạng chèn ép, những tín hiệu truyền dẫn sẽ bị rối loạn, gây ảnh hưởng tới các hoạt động trong cơ thể. Gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh là một tình trạng nguy hiểm, dẫn tới nhiều biến chứng khác cho người bệnh.

Hiện nay, gai cột sống chèn dây thần kinh được phân ra 3 loại chính:

  • Gai cột sống chèn dây thần kinh cổ: Cổ, vai, gáy là tụ điểm của nhiều dây thần kinh, mạch máu có nhiệm vụ cung cấp oxy, dưỡng chất và truyền dẫn các thông tin lên não bộ. Nếu dây thần kinh cổ bị chèn ép, tuần hoàn máu cũng bị ảnh hưởng, giảm thị lực, thính giác và gây ù tai.
  • Gai cột sống chèn dây thần kinh ngực: Nếu bạn gặp tình trạng này, các cơn đau thần kinh liên sườn sẽ làm phiền bạn. Người bệnh sẽ đau theo từng đợt hay đau kéo dài phụ thuộc vào dây thần kinh liên sườn. Cơn đau đến vùng ngực, xương ức, càng ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế thì càng đau.
  • Gai cột sống chèn dây thần kinh toạ: Những cơn đau vì gai xương đốt sống lưng chèn ép các dây thần kinh toạ sẽ lan xuống tới chân và bàn chân. Các cơn đau cũng không ổn định, khi âm ỉ, khi dữ dội; người bệnh hay vận động đứng lên, ngồi xuống sẽ đau hơn. Nếu các rễ thần kinh có những tổn thương nặng, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là không cử động được, liệt nửa người,…

Triệu chứng nhận biết tình trạng gai cột sống chèn dây thần kinh

Một số triệu chứng phổ biến giúp nhận biết tình trạng gai cột sống chèn ép dây thần kinh là:

  • Đau nhức: Các dây thần kinh theo quy trình truyền qua cột sống cổ, di chuyển đến nhiều vùng trong cơ thể rồi quay ngược lại thành vòng tuần hoàn. Khi gai cột sống có tác động chèn ép lên các dây thần kinh sẽ tạo thành những cơn đau, rồi lan ra những điểm khác của cơ thể.
  • Tê hoặc mất cảm giác: Các dây thần kinh bị tổn thương gây cản trở tới các xung thần kinh cảm giác của não bộ. Rất dễ dẫn đến tình trạng tê tay, hay gây mất cảm giác ở những bộ phận vận động trên cơ thể. Nếu người bệnh bị gai đốt sống cổ, bạn sẽ cảm thấy bị cứng cổ hoặc đau cổ khi vừa thức dậy hoặc cổ hoạt động khó khăn trong một thời gian.
  • Một tay hoặc một chân mất chức năng: Một số trường hợp dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh mất khả năng điều khiển hoạt động của một chân hoặc một tay.
  • Suy nhược cơ bắp: Khi gai cột sống chèn ép lên ống sống dẫn tới khả năng làm hẹp ống sống. Điều này làm thu hẹp không gian hoạt động của tuỷ sống và các dây thần kinh, gây ra cơn đau, chức năng tủy sống thay đổi bất thường, làm cơ bắp yếu hoặc liệt. Đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi đứng.

Các phương pháp chữa gai cột sống chèn dây thần kinh

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Một số các phổ biến sau thường được các bác sĩ đưa ra bao gồm:

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Các dây thần kinh có thực tự phục hồi chức năng khi được nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đầy đủ. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ở nhà nghỉ ngời nhiều sẽ giúp giảm các triệu chứng đau.

Người bệnh cũng nên tự dành 1 – 2 ngày chỉ nghỉ ngơi, không làm gì, không vận động ảnh hưởng tới dây thần kinh. Những hoạt động vận động dùng nhiều lực như chơi golf, chơi quần vợt, hay dùng điện thoại di động cần phải dừng lại.

Điều chỉnh các tư thế vận động

Những tư thế sai sẽ khiến những dấu hiệu gai cột sống ngày một trầm trọng hơn, gây áp lực lên cơ bắp, cấu trúc xương cột sống, thêm đó là các dây thần kinh bị chèn ép. Việc thay đổi tư thế đứng, ngồi là yếu tố quan trọng giúp giảm đau dây thần kinh. Bổ trợ thêm bằng ghế, đệm và ngồi đúng tư thế là cách giảm áp lực cho cột sống, phục hồi các dây thần kinh hiệu quả.

Tập yoga

Tập những động tác yoga phù hợp là cách giúp giảm áp lực lên cột sống, giảm những cơn đau xương do gai cột sống, thoái hoá cột sống, viêm khớp, chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp tập luyện đúng đắn nhất, tránh làm tổn thương xương khớp thêm.

Chi tiết: Bài tập yoga chữa gai cột sống

Chườm nóng

Chườm nóng lên những vùng đau là cách giúp dây thần kinh thư giãn, cải thiện hệ tuần hoàn máu, hỗ trợ phục hồi tự nhiên cho các dây thần kinh. Người bệnh có thể sử dụng 1 miếng khăn khăn ấm, túi chườm hoặc đệm nhiệt làm nóng từ 10 – 15 phút giúp hỗ trợ giảm đau.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm sưng viêm hiệu quả. Dùng một miếng vải sạch bọc đá rồi chườm lên các dây thần kinh chèn ép khoảng 15 phút mỗi lần. Lưu ý: Bạn không chườm đá trực tiếp lên da vì dễ gây bỏng lạnh, tổn thương da.

Nâng cao chân

Nâng cao chân là biện pháp phù hợp với những người bị chèn dây thần kinh lưng, làm giảm áp lực những cơn đau. Người bệnh tập động tác nâng cao chân, uốn cong đầu gối khoảng 90 độ. Nếu muốn tăng thêm độ hiệu quả cho động tác, bạn có thể kê thêm 1 chiếc gối dưới đầu tạo thành góc 45 độ giữa cơ thể và chân.

Vật lý trị liệu và massage

Dường như đây là phương pháp không thể thiếu với bất cứ ai bị bệnh xương khớp. Massage giúp giảm đau và giảm căng thẳng, thư giãn các cơ bắp. Các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn sẽ là cách giảm áp lực cho những dây thần kinh đang bị tổn thương.

Uống thuốc giảm đau

Thuốc kháng viêm, giảm đau là cách hữu hiệu là cắt những cơn đau khẩn cấp. Một số loại thuốc phổ biến được các bác sĩ ưa dùng là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen. Bên cạnh đó, nếu người bệnh đau nghiêm trọng hơn, thuốc opioids, thuốc giãn cơ, thuốc corticosteroid có thể được chỉ định.

Không nên lạm dụng các loại thuốc này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu như áp dụng các phương pháp trên không có tác dụng. Bác sĩ và người bệnh sẽ phải bàn bạc rất kỹ để chọn ra phương án hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng dẫn đến rủi ro như xuất huyết, nhiễm trùng, hoặc các biến chứng khác. Vì vậy người bệnh nên cân nhắc kỹ càng.

Xem ngay: Mổ gai cột sống liệu có khỏi hoàn toàn và chi phí bao nhiêu tiền?

Hy vọng những thông tin về bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh được nêu trong bài viết này sẽ giúp ích được cho nhiều người. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ và vượt qua mọi bệnh tật!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *