Bệnh gai đốt sống cổ và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

Gai đốt sống cổ là một bệnh đang ngày càng phổ biến và trẻ hoá. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ cũng như cuộc sống sinh hoạt. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Bệnh gai đốt sống cổ là gì?

Gai đốt sống cổ là khi các gai xương hình thành, phát triên trên thân của các đốt sống cổ. Vị trí mọc gai xương thường ở 2 bên của cột sống cổ, hoặc tại mặt ngoài cột sống. Theo như nhiều chuyên gia y khoa giải thích, đây là tình trạng bất thường ở vùng xương xung quanh khớp, ổ khớp đĩa sụn hay trên xương đốt sống.

  • Gai xương phát triển sau gáy: Khi gai xương chèn ép lên phần tuỷ sống có thể gây ra tình trạng kích thước cổ ngắn hơ nso với trước kia, teo cơ, chóng mặt và mất thăng bằng. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ mất đi đường cong cổ tự nhiên trông rất mất thẩm mỹ.
  • Gai xương phát triển bề ngang: Gai xương chạm tới dây thần kinh khiến những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí, từ đốt sống bị thoát vị tới cánh tay, vai gáy, ngón tay.

Xem ngay: Gai cột sống chèn ép dây thần kinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến gai đốt sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gai cột sống, trong đó chủ yếu do tình trạng toái hoá cột sống. Đốt sống cổ là bộ phận thực hiện nhiều hoạt động trong cơ thể có có khả năng thoái hoá cáo nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Thoái hoá gây tác động làm hao mòn sụn khớp, thoát vị đĩa đệm và xẹp xuống. Khi đó dây chằng – Sợi dây kết nối giữa 2 đốt sống cũng chùng giãn hơn, theo cơ chế tự nhiên cơ thể cần nhiều lượng canxi hơn. Quá trình lắng đọng canxi ở các dây chằng tạo thành gai cột sống. Khi mới mọc, các mỏm gai chỉ dài khoảng vài mm nhưng theo thời gian, các vết gai ngày một to dần, gây hẹp ống tuỷ, ảnh hưởng lên rễ thần kinh tạo ra những cơn đau dữ dội.

Bên cạnh đó, còn một số lí do chủ yếu sau:

  • Vận động không đúng tư thế, người bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động dẫn đến chấn thương cũng rất dễ bị gai cột sống.
  • Béo phì – thừa cân khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn.
  • Những người có gen di truyền có xương đốt sống, đĩa đệm yếu hơn thông thường.
  • Tư thế sai trong sinh hoạt như ngồi văn phòng, ngủ ngồi, ngửa cố cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các triệu chứng của gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ có khá nhiều triệu chứng như việc mất ngủ thường xuyên, chóng mặt buồn nôn, đau đầu, đau buốt đỉnh đâu và đau ở vùng vai gáy. Ngoài ra, khi tình trạng bệnh nặng hơn dễ chuyển sang chứng thoát vị đĩa đệm cổ, gây cảm giác tê tay chân lan xuống vai, cánh tay. Một số biểu hiện chi tiết của bệnh gai đốt sống cổ:

  • Khi vận động cổ, vai gáy xuất hiện tiếng lạo xạo.
  • Trường hợp gai đốt sống cổ C5, xuất hiện cảm giác đau đầu, ù tai, chóng mặt.
  • Những động tác cầm nắm, vận động cũng rất bị hạn chế, không thoải mái.
  • Người có cơ địa không tốt hoặc bệnh nặng dễ bị teo cơ chi trên.
  • Đau nhiều ở vị trí 2 vai, thái dương và gáy.
  • Tuần hoàn máu kém, đại tiểu tiện không ổn định.
  • Cổ đau ê ẩm, đặc biệt khi vận động hoặc sáng thức dậy.

Để chẩn đoán bệnh gai cột sống, các bác sĩ và kĩ thuật viên phải dùng những phương pháp xét nghiệm, chụp chiếu cẩn thận:

  • Chụp X-quang: Đi tìm vị trí, xác định tình trạng tổn thương, nhìn thấy được thoát vị đĩa đệm, mất sụn, xương khớp thay đổi ra sao,…
  • Chụp MRI: Nhằm xác định xem đĩa sụn có gặp tổn thương nào không, có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh cột sống không,…
  • CT Scan: Chi tiết hình ảnh về cấu trúc xương sống thay đổi, độ chèn ép dây thần kinh ra sao, để từ đó đưa ra phác đồ chữa trị cụ thể.
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ trường hợp đau cột sống do những nguyên nhân khác.
  • Xét nghiệm điện học: Đo tải trọng của dầy thần kinh khi gửi tín hiệu tới não hay chân tay. Từ đó xác định mức độ tổn thương của dây thần kinh cột sống cũng như loại được những nguyên nhân khác.

Gai đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Trong trường hợp phát hiện bệnh sớm thì bạn không cần lo lắng, có thể hoàn toàn chữa khỏi. Nếu như bệnh đã ở thể nặng và xuất hiện biến chứng thì khó cõ thể chữa trị triệt để.

Xem thêm: Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?

Các phương pháp chữa trị gai đốt sống cổ

Chữa gai cột sống cổ bằng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau khám viêm phổ biến như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac.
  • Thuốc chống viêm corticoid: Loại thuốc được kê đơn trong thời gian điều trị, tuy vậy bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ nên hãy cẩn trọng.
  • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc được sử dụng cho những người bệnh nặng, khi gai cột sống đã chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh bị hạn chế cử động.

Chữa gai cột sống bằng các bài tập vật lý trị liệu

  • Bài tập kéo dài, tăng cơ cổ: Xoay cằm sang phía vai phải và để yên 20 giây. Quay về từ thế ban đầu rồi làm ngược lại với bên trái. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng tay sẽ giúp cơ cổ căng dễ dàng hơn. Thực hiện động tác này 3 – 5 lần cho mỗi bên sẽ giúp cải thiện tình trạng đua ở gai đốt sống cổ C5, C6.
  • Bài tập đứng, căng cổ: Đứng 2 chân thẳng trên sàn, độ rộng song song vai. Đặt tay ra đằng sau mông, tay phải bám lấy phần cổ tay trái, hạ thấp cổ đến khi tai chạm vai. Giữ tư thế đó trong 30 phút rồi quay lại đổi bên.
  • Động tác cọ vai: Thực hiện bằng cách đặt 2 tay đan chéo nhau ra đằng sau gáy, tiếp đó nghiêng sang vai bên phải rồi sang bên trái. Mỗi bên làm 30 – 50 lần. Khi nghiêng nhớ để ý cổ tai sát tới bả vai.

Chữa gai đốt sống cổ bằng phương pháp Đông y

Một số bài thuốc Đông y lành tính giúp chữa gai đốt sống cổ hiệu quả:

  • Bài thuốc lá lốt + đinh lăng: Rửa sạch 500gr lá lốt và 50gr đinh lăng sau đó đặt vào nồi, đổ thêm 3 bát nước sạch rồi đun cạn còn 1 bát thì đem ra uống sau bữa tối.
  • Bài thuốc ngải cứu chữa gai đốt sống cổ: Nhặt và rửa sạch một nắm lá ngải cứu rồi đem giã nát và đun nóng với dấm. Sau đó, dùng một tấm vải sạch gói ngải cứu vào, đem xoa dọc theo cột sống giúp giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tham khảo thêm bào thuốc An Cốt Nam – Một sản phẩm Đông y chữa gai đốt sống cổ rất hiệu quả, đã giúp cho hàng nghìn người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

An Cốt Nam là sự tổng hoà giữa 3 phương pháp: Uống thuốc, dán cao và tập vật lý trị liệu, chữa trị từ căn nguyên gốc rễ của bệnh: Làm giảm đau nhức xương khớp, làm lành những tổn thương và giải phóng những rễ thần kinh bị chèn ép.

Với thành phần 100% từ thiên nhiên: Bí Kỳ Nam, Hương Nhu Tía, Sâm ngọc linh… được bào chế theo một tỷ lệ vàng để cô đọc tối đa các dưỡng dược liệu sẽ dễ dàng thẩm thấu vào dạ dày, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Hy vọng những kiến thức về bệnh gai đốt sống cổ trong bài viết này sẽ giúp ích được cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh vẫn cần đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị chuẩn. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *