Gây tê tuỷ sống có gây đau lưng không?

Gây tê tủy sống gây đau lưng là một vấn đề khiến nhiều người lo lắng bởi không biết phương pháp này liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay gây nguy hiểm gì đến tính mạng không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề thắc mắc ấy.

Trường hợp nào thì cần gây tê tủy sống

Phương pháp gây tê tủy sống còn có tên gọi khác là gây tê màng nhện. Bằng việc tiêm thuốc tê vào vùng khoang dưới nhện ở vùng thắt lưng, dịch não tủy sẽ được hòa chung cùng với thuốc tê. Từ đó khiến dẫn truyền của các rễ dây thần kinh vốn bị mất cảm giác và gây liệt sẽ được hồi phục trở lại.

Để gây tê tủy sống đem đến hiệu quả điều trị cao, bắt buộc người thực hiện phương pháp này phải có kinh nghiệm, có tay nghề và phải nắm thật chắc những nguyên tắc và kĩ thuật quan trọng. Hơn thế nữa, người bệnh và bác sĩ cần phải có sự hợp tác trong quá trình gây mê để việc thực hiện trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

Phương pháp gây tê tủy sống được thực hiện khi người bệnh tỉnh táo. Điều đó sẽ khiến người bệnh giảm bớt đi những nỗi lo lắng và sợ hãi. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc gây tê hay thuốc an thần trong quá trình thực hiện.

Các trường hợp cần gây tê tủy sống:

Việc gây tê tủy sống được thực hiện trong những trường hợp phẫu thuật các cơ quan từ vùng rốn trở xuống chân. Người bệnh tiến hành gây tê tủy sống trong các trường hợp sau:

  • Thực hiện phẫu thuật liên quan đến đường tiết niệu: Phẫu thuật bàng quang, phẫu thuật niệu quản, bộ phận sinh dục và thận.
  • Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 2 bên.
  • Phẫu thuật sản phụ khoa: Cắt tử cung, buồng trứng, mổ lấy thai…
  • Phẫu thuật vùng bụng dưới: Dò hậu môn, trĩ, phẫu thuật vùng chậu, ruột thừa, polyp trực tràng…
  • Phẫu thuật vùng cột sống và thắt lưng.
  • Phẫu thuật cho các bệnh nhân bị tiểu đường, hen suyễn, hô hấp, lao phổi, suy giảm chức năng thận…
  • Phẫu thuật tầng bụng trên như cắt mổ túi mật.

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau khi gây tê tủy sống

Sở dĩ người bệnh bị đau lưng sau khi gây tê tủy sống là do trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nằm ngủ sai tư thế, làm những công việc nặng nhọc gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Ngoài ra, các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa khớp cũng làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh, gây nên tình trạng bị đau lưng sau khi gây tê tủy sống.

 

Phương pháp này xảy ra rất phổ biến khi người bệnh mổ thai. Sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật, nếu người bệnh bị đau lưng thì các bác sĩ sẽ theo dõi và thực hiện các biện pháp giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp vùng lưng.

Xem ngay: Đau lưng sau khi sinh: Nguyên nhân và cách chữa khỏi HOÀN TOÀN

Phải làm gì khi gây tê tủy sống dẫn đến đau lưng?

Sau khi gây tê tủy sống nếu bị đau lưng, các bệnh viện sẽ có những kỹ thuật điều trị như:

  • Tiến hành thực hiện các bài tập vật lý trị liệu và thực hiện các động tác chuyên sâu. Mục đích của việc này đó là khôi phục khả năng vận động, tăng cường sức mạnh cột sống, cơ bắp và sự linh động cho các khớp.
  • Thực hiện kỹ thuật tiêm huyết tương chứa lượng tiểu cầu tự thân PRP vào những vùng dây chằng bị tổn thương giúp hàn gắn các mô bị tổn thương.

Một vài lưu ý khi gây tê tủy sống bị đau lưng

Để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra khi gây tê tủy sống, trước và sau khi tiến hành gây tê, người bệnh nên thực hiện nghiêm túc những điều sau:

Trước khi phẫu thuật

  • Bệnh nhân cần bỏ thuốc lá cách đó 6 tuần.
  • Liệt kê cho bác sĩ các loại thuốc đã và đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc tim mạch, thuốc chống đông máu để họ kiểm tra.
  • Tác dụng của thuốc gây tê sẽ bị suy giảm nếu bạn uống rượu. Chính vì vậy, trong vòng 24 giờ, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, chất kích thích…
  • Cần phải nhịn ăn trước khi phẫu thuật khoảng 6 đến 8 tiếng. Mục đích của việc nhịn ăn là giúp cho người bệnh không bị nôn mửa khi tiến hành gây tê tủy sống. Nếu người bệnh lỡ ăn trong vòng 6 giờ trước khi phẫu thuật thì nên trì hoãn việc thực hiện phẫu thuật nếu không sẽ dẫn đến việc thức ăn từ dạ dày trào ngược vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích và có cồn trước phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật

  • Cần nghỉ ngơi theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến thần kinh như rượu bia, thuốc lá, những chất chứa lượng lớn caffeine. Những chất này sẽ gây nên các phản ứng với thuốc gây mê mà đang còn tồn tại trong cơ thể.
  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên có người chăm sóc, theo dõi sát sao.

Việc gây tê tủy sống cần phải được thực hiện ở những nơi uy tín, bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và chuyên môn cao, thiết bị y tế phải được đảm bảo. Có như vậy mới hạn chế được phần nào những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Đau lưng nên ăn và không nên ăn gì?

Mặc dù hiện nay, phương pháp gây tê tủy sống được rất nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được phương pháp này. Mặt khác, cũng giống như nhiều phương pháp khác, gây tê tủy sống sẽ để lại nhiều biến chứng như :

  • Bí tiểu: Dưới ảnh hưởng của thuốc mê, lực cơ thắt cổ bàng quang bị tăng gây nên tình trạng bí tiểu.
  • Buồn nôn và nôn: Đây là tình trạng rất phổ biến cho bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật có gây tê tủy sống.
  • Nhức đầu: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do não bị rò dịch tủy qua lỗ thủng màng cứng và làm giảm lớp đệm của dây thần kinh. Từ đó tạo nên áp lực ở não và tủy. Tình trạng nhức đầu thường xảy ra trong khoảng 1 ngày.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp và huyết áp: Việc thực hiện gây tê tủy sống có thể khiến cho người bệnh khó thở và hạ huyết áp.
  • Đau xung quanh vùng chọc kim: Vùng tiêm nơi ống kim sẽ gây tổn thương nhẹ lên các mô và gây cho người bệnh cảm giác bị đau.

Bài viết trên đã giúp độc giả giải quyết được các vấn đề thắc mắc xung quanh vấn đề gây tê tủy sống gây đau lưng không. Có thể nói, việc gây tê để thực hiện các phẫu thuật là biện pháp rất phổ biến hiện nay và tình trạng đau lưng sau gây tê tủy sống là điều rất bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về các biến chứng có thể xảy ra để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Xem thêm: Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *