[Tư vấn] Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ chăng? Câu hỏi này là cả một vấn đề được nhiều người vẫn luôn tranh luận. Vậy câu trả lời thực sự là như thế nào? Những lợi ích gì cho người thoát vị đĩa đệm từ việc đi bộ, hay đi bộ như thế nào mới là đúng cách. Mọi thứ đều nằm trong nội dung bài viết dưới đây.

(Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ)

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý ở xương cột sống nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của người bệnh, nhất là khi cơn đau xuất hiện. Do nguyên nhân này nên nhiều người e ngại khi nghĩ đến vấn đề đi bộ hoặc vận động.

Nhưng, theo các chuyên gia đã nhận định, đối với đa phần các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được chỉ định điều trị bằng các phương pháp bảo tồn thì hoạt động này là điều các bệnh nhân có thể và nên thực hiện.

Bởi, các vận động cơ thể nhẹ nhàng như đi bộ sẽ giúp tình trạng bệnh của người thoát vị đĩa đệm không những không nặng thêm mà còn hỗ trợ cho quá trình hồi phục.

Vậy thì cụ thể những lợi ích của hoạt động này giúp được cho người bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Lợi ích của đi bộ đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Đi bộ là hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả cho nhiều người trong đó có cả người bệnh thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến một số lợi ích như sau:

Giảm đau hiệu quả

Nếu tập luyện đúng cách trong một thời gian, người bệnh dễ dàng nhận thấy các cơn đau nhức dần ít đi và được cải thiện rất nhiều.

Bởi vì với những động tác nhẹ nhàng của phương pháp này, các đốt xương cột sống được tác động sẽ giảm sự chèn ép lên các đĩa đệm và cũng là gián tiếp giảm sức ép cho các dây thần kinh, nguyên nhân quan trọng nhất gây nên những cơn đau và tê nhức các cơ.

Tác động tích cực lên cấu trúc xương cột sống

Với người bệnh thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ xuất hiện những tổn hại đến xương cột sống là rất nhiều. Trong khi đó, đi bộ sẽ giúp cho khí huyết lưu thông, các chất dinh dưỡng dễ dàng được vận chuyển đến các mô tế bào xương. Đồng thời, việc làm này còn giúp cho xương được tăng cường sự khỏe khoắn và giảm thiểu được những tổn hại không mong muốn.

Nhờ vậy, các chất dinh dưỡng cũng được truyền qua các mô đĩa đệm, giúp cho đĩa đệm sẽ sớm trở về trạng thái ban đầu. Có thể nói, việc đi bộ mang lại lợi ích rất nhiều trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.

Hỗ trợ phục hồi và tăng độ đàn hồi cho đĩa đệm

Ngoài việc giúp cho xương thêm săn chắc, đĩa đệm sớm được hồi phục thì độ đàn hồi của các đĩa đệm cũng sẽ dần được phục hồi qua quá trình đi bộ trong thời gian dài.

Giúp quá trình trao đổi chất được tăng cường

Hoạt động tích cực này cũng giúp các cơ quan khác trong cơ thể dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi chất. Từ đó, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.

(Lợi ích cho người thoát vị đĩa đệm từ đi bộ)

Cải thiện tâm trạng

Đối với tâm trạng chung của nhiều người bệnh, việc được thực hiện những động tác nhẹ nhàng ở bên ngoài, hít thở không khí trong lành là một cách tốt để giảm được các bức bối, khó chịu trong người. Mà niềm vui cũng chính là một liều thuốc hiệu nghiệm khác của mọi loại bệnh.

Bổ trợ cho việc chữa bệnh

Với những lợi ích bên trên, đi bộ kết hợp với những phương thức điều trị bệnh khác có thể giúp cho bệnh tình của người thoát vị đĩa đệm sớm được phục hồi nhanh chóng.

Giảm cân, kiểm soát trọng lượng

Đối với nhiều người thoát vị đĩa đệm, việc không được thực hiện nhiều hoạt động khiến cho cơ thể dần trở nên thụ động hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Từ đó, sẽ khiến cho trọng lượng lẫn ngoại hình cơ thể có phần nhiều hơn.

Trong khi đó, những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ sẽ giúp tiêu tốn một ít chất béo trong cơ thể và giúp cho người bệnh vẫn kiểm soát được trọng lượng cơ thể của mình.

Vậy thế nào mới đúng là đi bộ đúng cách?

(Đi bộ đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm)

Xem thêm: [ Video] Hướng dẫn 10 bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống từ các chuyên gia

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm

Tránh gây đau vùng thắt lưng, đau hai bên đùi, lan xuống hai chân

Đi bộ là một trong những hoạt động có thể giảm đau cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, khi thực hiện động tác này mà bệnh nhân cảm thấy đau như: Đau lưng, đau ở hai bên mặt đùi và cơn đau có thể lan xuống hai chân thì người bệnh nên ngừng ngay hoạt động lại và điều hòa hơi thở, dùng các cách giảm đau hiệu quả để làm giảm nhẹ cơn đau.

Người bệnh chỉ nên thực hiện với quãng đường ngắn rồi từ từ tăng dần khoảng cách lên, không nên quá gượng sức ngay từ những ngày đầu.

Không nên gắng sức với bước căng và dài

Đối với người thoát vị đĩa đệm, đi bộ là một hoạt động có sự ảnh hưởng nhất định đến xương cột sống, vì vậy hoạt động này của người thoát vị đĩa đệm cũng cần phải đúng cách, đúng kỹ thuật.

Đi bộ nhẹ nhàng, hai tay thả lỏng tự nhiên, không gồng, gượng ép mà phải để tự nhiên toàn bộ trừ bước chân ra. Bước chân của người thoát vị đĩa đệm sẽ tiếp đất bằng gót chân cho đến cuối cùng là mũi chân. Điều này rất có lợi cho cột sống. Cùng với đó, khoảng cách bước chân cũng không cần quá dài, vừa đủ tầm và không cảm thấy đau là được.

Lựa chọn trang phục đồ đạc mang theo

Trang phục dành cho việc đi bộ cũng rất quan trọng, không phải là về vẻ đẹp mà chính là sự tiện nghi và thuận lợi cho việc đi bộ.

Trang phục cần phải tạo nên sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc, không quá bó sát người cũng không nên quá rộng sẽ rất dễ gây nên sự vướng víu. Đặc biệt là giày, hãy nên chọn những đôi giày vừa với chân người mang, nhẹ nhàng mà thoải mái cho bước chân. Tránh mang những đôi giày quá rộng hoặc quá chật, những đôi giày ấy sẽ gây ra sự bất tiện hoặc những cơn đau chân cho người mang.

Và một điều nên tránh nữa đó là: Không nên mang nhiều trang sức ra ngoài, điều này không có lợi và cũng không tốt cho người bệnh.

Qua đây, tin rằng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không rồi chứ? Kèm với đó là những lợi ích từ việc đi bộ mang lại, một số lưu ý và đi bộ như thế nào là đúng cách. Hy vọng những điều này có ích cho bạn.

Xem thêm: [Tham khảo] 7 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm chi phí thấp và đem lại hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *