Hướng dẫn 7+ bài tập gym hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập gym? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cho câu hỏi trên và cách tập gym cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập gym hay không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, mà trầm trọng hơn hết bệnh nhân có thể rơi vào tử vong. Thế nên việc áp dụng các biện pháp chữa trị kết hợp với cái bài luyện tập vật lý trị liệu thoát vị giúp bệnh nhân ngăn ngừa và đẩy lùi những chuyển biến xấu. Nhưng không phải tất cả các phương pháp tập luyện đều thích hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Các bài tập sẽ là con dao hai lưỡi nếu bạn không tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như hiểu rõ được tình trạng bệnh.

Thông thường khi đặt ra câu hỏi người thoát vị đĩa đệm có nên đi tập gym không? Thì câu trả lời mà bạn nhận lại được là không nên. Thế nhưng theo các báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy các bài tập gym mang lại cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhiều lợi ích không ngờ tới như:

[wps_lists icon=”check-circle” icon_color=”#81d742″]
  • Luyện tập đều đặn các động tác gym giúp cơ thể bệnh nhân quen với cường độ vận động đều đặn liên tục. Từ đó các cơ xương khớp hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹ.
  • Hạn chế các cơn đau nhức do chèn ép các dây thần kinh cột sống và thắt lưng.
  • Điều hòa và tăng khả năng lưu thông khí huyết, trao đổi chất.
  • Việc luyện tập tăng cơ đốt cháy lượng mỡ thừa đem đến cho bạn một cơ thể săn chắc. Từ đó giảm áp lực hoạt động cho cột sống.
  • Tạo tâm lý ổn định, thư thái, nhẹ nhàng, giúp bệnh nhân hạn chế việc trầm cảm, stress.
[/wps_lists]

Các bài tập gym dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Các bài tập gym dành cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được chia theo 3 cấp độ khác nhau từ thấp đến cao, tăng dần cường độ luyện tập. Điều này giúp bệnh nhân tránh được những chấn thương không đáng có trong quá trình luyện tập. Thế nên, tùy vào từng thể trạng, cơ địa, tình trạng bệnh, sự hướng dẫn của các bác sĩ cùng các huấn luận viên để có thể tìm ra những bài tập phù hợp. Tránh trường hợp, tự động luyện tập, bưng vác các dụng cụ tập, luyện tập sai tư thế, không đúng cường độ tập…

➤ Cấp độ 1: Đây là cấp độ dành cho các bệnh nhân đang sử dụng thuốc Tây y sau 2 tuần. Ở cấp độ ban đầu này, bệnh nhân cần luyện tập với cường độ nhẹ, từ từ để cột sống có thể làm quen lại với sự vận động. Và sau đây là các bài tập bạn có thể áp dụng trong bước khởi đầu cơ bản này.

Luyện tập Dead bugs:

Cách thực hiện: đầu tiên bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, đặt một chiếc khăn đã được cuộn tròn dưới hõm lưng, điều chỉnh đúng vị trí để có cảm giác thoải mái nhất. Sau đó, bạn từ từ nâng 2 chân khỏi sàn đến khi bạn cảm nhận được độ căng ở thành bụng. Một lưu ý nhỏ khung xương chậu và lưng dưới của bạn nên giữ độ cao không vượt quá với cuộn khăn. Tiếp theo đó, bạn đưa 2 tay lên cao với tư thế 2 tay 2 đùi vuông góc với mặt phẳng, chân duỗi cẳng sóng sóng với sàn. Cuối cùng, chân phải của bạn từ từ đưa ra thẳng, tay trái luồn dưới theo hướng qua đầu. Giữ nguyên động tác từ 3 – 5 giây sau đó đổi vị trí.

Luyện tập Hip hinge:

Cách thực hiện: hai tay cầm một thanh dài để sau lưng, thanh dài tiếp xúc với các điểm đầu, lưng và mông. Bạn đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai, tiếp đó bạn cúi người xuống từ từ trọng lực dồn vào phần đùi. Lưu ý phần mông đẩy nhẹ ra sau, đầu gối trùng nhẹ xuống, lặp lại động tác này từ 30 – 40 lần.

Luyện tập Bird dog:

Cách thực hiện: 2 tay chống trên mặt phẳng, 2 chân duỗi thẳng trên mặt sàn. Tiếp đó đưa tay phải lên song song với sàn cùng lúc đó đưa chân trái lên giữ nguyên tư thế này từ 3 – 5 giây thì đổi vị trí ngược trở lại.

➤ Cấp độ 2: Ở cấp độ 2 sẽ giúp cho cột sống của bệnh nhân chuyển động linh hoạt, có khả năng kiểm soát tốc độ vận động, tăng sức mạnh các cơ bắp tay, đùi. Cấp độ luyện tập sẽ được kéo dài từ 2 – 4 tuần.

Luyện tập Push pull:

Cách thực hiện: đứng thẳng hai chân dang rộng bằng vai, hai cánh tay để ngang trước ngực nắm lấy dây (1 đầu đã được cố định và có độ căng nhất định) gồng cơ bụng lên. Tiếp đó dang hai tay ra khoảng 3 giây rồi trở về vị trí trước ngực, lặp động tác này từ 30 – 50 lần.

Luyện tập Side plank:

Cách thực hiện: nâng tay phải vuông góc với mặt phẳng, bàn chân chạm sàn, giữ lưng, đầu, mông ở tư thế thẳng hàng. Giữ nguyên tư thế này từ 3 – 5 giây rồi đổi tay lặp đi lặp lại động tác này 50 lần.

➤ Cấp độ 3: Sau quá trình luyện tập thường xuyên ở cấp độ 1 và 2, thì ở cấp độ cuối này cột sống của bạn sẽ được tăng cường độ luyện tập, khả năng xoay chuyển được cải thiện rõ rệt.

Luyện tập Chops & Lifts:

Cách thực hiện: hai cánh tay đưa lên ngang đầu, tiếp đó hướng cách tay từ trên đầu xuống ngang đùi theo đường chéo. Sau đó bạn xoay cột sống theo chiều cánh tay, đầu gối giữ nguyên không xoay. Lặp động tác 20 lần sau đó đổi chiều. Luyện tập đều đặn khi cột sống đã thích nghi bạn kết hợp với các động tác xoay hông, mông.

Xem thêm: Các bài tập yoga dành cho người thoát vị đĩa đệm

Những lưu ý khi tập gym đối với người bị thoát vị đĩa đệm

Để việc luyện tập đạt hiệu quả, người tập nên tuân thủ đủ các bước cơ bản với cường độ điều chỉnh từ thấp đến cao. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý một số vấn đề khi luyện tập gym đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm:

? Trước khi vào các bài tập bạn nên chú trọng vấn đề khởi động, làm nóng cơ thể để cơ thể bạn có thể thích nghi với các bài tập sau đó.

? Không nên hấp tấp, vội vàng và chủ quan khi áp dụng các bài tập có cường độ cao, bưng vác tạ, vì sẽ dễ gây ra những chấn thương ảnh hưởng đến cột sống và các dây thần kinh liên quan.

? Ở mỗi động tác nên giữ cơ thể ở dáng chuẩn nhất, lưng thẳng tránh khom cúi, gù lưng.

? Không luyện tập các bài tập không thích hợp với thoát vị đĩa đệm như bưng bê, hạ đẩy tạ, chống đỡ, hít đất…

? Trong quá trình luyện tập nếu có những triệu chứng bất thường nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để thăm khám, kiểm tra và điều trị.

? Việc luyện tập nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi điều độ, ăn uống khoa học, đủ chất.

Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi

Gym không chỉ là một bộ môn luyện tập nâng cao sức khỏe, mà còn là một phương thuốc hữu hiệu cho quá trình điều trị và khôi phục chức năng đối với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các căn bệnh xương khớp nói chung. Việc kết hợp đúng cách, khoa học và hợp lý sẽ giúp người bệnh đạt những kết quả và mục tiêu đề ra cho sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *