[Tư vấn] Thoái hoá cột sống lưng có nên chạy bộ hay đi bộ không?

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là một câu hỏi mà nhiều người bệnh thường lo lắng? Bên cạnh với việc sử dụng các phương pháp trị liệu thì các hình thức vận động cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau phục hồi. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và trả lời cho vấn đề trên, trong bài viết dưới đây.

Bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

Thoái hóa cột sống được xem là bệnh lý mãn tính, khi các khớp xương và đĩa đệm có dấu hiệu bị thoái hóa. Bệnh gây ra những biến chứng khó lường, phức tạp, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Biểu hiện đầu tiên người bệnh sẽ tê nhức, đau buốt ở vùng cổ sau đó lan ra hai bả vai và xuống các chi dưới. Nặng hơn, bệnh nhân có các triệu chứng teo tay chân, bại liệt các chi. Trầm trọng hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

 

Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống, bạn tham khảo thông tin trong bài thoái hóa cột sống thắt lưng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy khi bị tác động từ các triệu chứng vừa nêu trên, bệnh nhân thường có xu hướng hạn chế vận động. Cũng chính những suy nghĩ trên, mà rất ít bệnh nhân biết đến được các lợi ích tuyệt vời mà vận động đem lại cho các bệnh nhân thoái hóa cột sống.

Theo các nghiên cứu từ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp, các biện pháp luyện tập có tác dụng hiệu quả trong việc hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.

➣ Với các bệnh nhân thoái hóa cột sống nhẹ, các bác sĩ luôn kiến nghị áp dụng phương pháp chạy bộ. Chạy bộ giúp tăng cường khả năng trao đổi và hấp thụ dưỡng chất, đem đến sự dẻo dai đàn hồi cho các đốt sống.

Song song đó, việc chạy bộ thường xuyên giúp cho các bệnh nhân giảm tình trạng căng cứng khớp, gia tăng khả năng chịu lực cho xương khớp. Từ đó giúp bệnh nhân giảm đi tần suất các cơn đau kéo đến dồn dập. Chạy bộ còn giúp bệnh nhân đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng tê bì tay chân hay teo cơ các chi.

Việc hình thành thói quen chạy bộ đem đến cho người bệnh một thân hình cân đối, săn chắc và dẻo dai. Hạn chế tình trạng lười vận động, dẫn đến cân nặng tăng nhanh từ đó gây ra nhiều áp lực lớn đến xương khớp và quá trình điều trị phục hồi sau này.

Đối với các bệnh nhân nhẹ, việc áp dụng phương pháp chạy bộ đem đến nhiều lợi ích. Thế nhưng nó sẽ là con dao hai lưỡi đối với các bệnh nhân thoái hóa cột sống đã chuyển biến nặng.

➣ Theo lời khuyên của các bác sĩ, những bệnh nhân nặng rất dễ bị chấn thương khi luyện tập chạy bộ, bởi cột sống lúc này không còn khả năng chịu đựng các lực tác động vào liên tục. Các tổn thương có thể sẽ ở mức trầm trọng hơn khi người bệnh phải di chuyển vận động. Chính vì thế, khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tại nhà, bệnh nhân nên thông qua các ý kiến và lời khuyên từ các bác sĩ chuyên ngành.

Xem thêm: [Giải đáp] Bị thoái hoá cột sống có nên uống canxi hay không?

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Nếu phương pháp vận động chạy bộ đem đến cho bệnh nhân những lợi ích phục thiết thực, thì đi bộ cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng không kém.

Đi bộ giúp cho quá trình trao đổi chất và lưu thông được vận hành thông suốt, tăng khả năng kiểm soát cân nặng, duy trì thể lực ở trong trạng thái cân bằng, ổn định.

Đi bộ thường xuyên sẽ giúp cho các khớp cơ của bệnh nhân được hoạt động linh hoạt tránh tình trạng co cứng khớp, teo khớp.

Đối với các bệnh nhân mới thì áp dụng phương pháp này, nên chú ý di chuyển từ từ sau đó nâng dần tốc độ di chuyển, qua đó giúp tăng khả năng chịu đựng các lực tác động lên cột sống.

Đi bộ với tần suất thường xuyên, đều đặn sẽ giúp các bệnh nhân giảm các cơn đau thoái hóa khớp, tăng cường sự trao đổi chất giúp sản sinh ra các chất dịch nhờn bôi trơn xương khớp. Qua đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo mô sụn mềm, mô xương mới.

Việc luyện tập vận động còn giúp cho bệnh nhân có tinh thần phấn chấn, giảm stress, thư giãn các cơ khớp, dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu, không bị các cơn đau nhức hành hạ thường xuyên như trước.

Một lưu ý quan trọng đối với các bệnh nhân nặng, phương pháp đi bộ nên có chế độ luyện tập nhẹ nhàng, từng bước một tránh tình trạng hấp tấp, luyện tập ngay với cường độ và tốc độ cao.

Những điểm cần lưu ý khi tập chạy bộ và đi bộ đối với người bị thoái hóa cột sống

Nắm rõ được những lợi ích đặc biệt mà các phương pháp vận động mang lại như đi bộ, chạy bộ sẽ giúp cho bệnh nhân mau chóng lấy lại được sức khỏe và tinh thần phấn chấn. Thế nhưng mọi phương pháp điều trị đều có những lưu ý để giúp cho bệnh nhân sớm phục hồi mà không gây ra các hậu quả không mong muốn sau này:

Luyện tập theo hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên ngành, đi từ cường độ thấp đến cao, không nên làm điều ngược lại vì sẽ dễ dẫn đến những chấn thương nặng cho bệnh nhân.

Luyện tập trong tư thế đúng chuẩn lưng thẳng, đầu và mắt hướng về phía trước, thả lỏng hai bả vai và từ từ di chuyển. Luôn giữ lưng ở độ cong tự nhiên.

Tạo thói quen hít thở đều đặn, hít thở sâu bằng mũi.

Trước khi bắt đầu đi bộ hay chạy bộ, bệnh nhân nên tiến hành một vài động tác xoay tay, xoay chân, lắc đầu hông…

Nên chuẩn bị bữa ăn nhẹ trước khi luyện tập. Hạn chế tình trạng ăn quá no, hay quá đói trong luyện lập.

Nên sử dụng các loại trang phục thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi, các loại giày có đệm mút êm ái dễ chịu.

Nên luyện tập vào các khoảng thời gian sáng sớm hay chiều, không gian thoáng mát rộng rãi.

Kết hợp các phương pháp luyện tập với ăn uống khoa học và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ.

Nên áp dụng các biện pháp luyện tập theo khoảng thời gian chỉ định của bác sĩ. Hạn chế di chuyển vận động trong một thời gian quá dài và liên tục.

Xem thêm: Các bài tập thể dục cho người thoái hoá đốt sống lưng

Thông qua bài viết trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không. Theo đó, tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân nên áp dụng các cách đi bộ, chạy bộ phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *