Thoái hoá cột sống ở người già có nguy hiểm không và cách điều trị

Hầu hết những người lớn tuổi trong giai đoạn từ 55 – 75 tuổi các chức năng cơ quan đều bị suy thoái, đặc biệt là thoái hóa cột sống. Nếu không phát hiện sớm và có phác đồ điều trị kịp thời, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa. Hiểu được tầm nguy hiểm của căn bệnh, chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ nguyên căn dẫn đến căn bệnh cùng các biện pháp chăm sóc bệnh nhân khoa học và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây thoái hoá cột sống ở người cao tuổi

Ở những bệnh nhân cao tuổi, thoái hóa cột sống sẽ có các biểu hiện các cơ xương khớp bị lão hóa, bào mòn theo năm tháng. Các đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, mỏm gai bị biến đổi hình dạng, các tế bào sụn không có khả năng tái tạo và sinh sản so với người trẻ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống có thể được chia ra làm hai nguyên nhân chủ yếu:

Nguyên nhân bên trong

Có thể kể đến nguyên nhân đầu tiên tác động đến chính là độ tuổi. Ở những bệnh nhân trên 55 tuổi, hầu hết các tế bào sụn, đĩa đệm có tốc độ lão hóa nhanh, khả năng tái tạo, làm mới các mô sụn như ở trạng thái ban đầu dường như là không thể.

Tình trạng loãng xương sẽ tăng cao, chức năng tổng hợp và tái tạo các sợi collagen bị suy giảm trầm trọng. Kéo theo khả năng chịu áp lực và sự đàn hồi cũng kém dần.

Bên cạnh đó, yếu tố tăng cân, béo phì cũng được các bác sĩ khuyến cáo. Khi trọng tải cơ thể tăng vượt mức quy định, sẽ gây ra các áp lực lớn đè nặng lên các khung xương và cột sống.

Việc này gây ra cho người bệnh sự khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển, vô tình sẽ khiến các cơ dễ bị co cứng, tình trạng lưu thông máu bị trì trệ, ứ đọng.

Song hành với các nguyên nhân trên, yếu tố di truyền và nội tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh thoái hóa cột sống. Di truyền theo gen ở bệnh nhân thoái hóa cột sống sẽ có cơ địa lão hóa nhanh, hệ xương khớp phát triển vượt trội so với lứa tuổi.

Các thành viên trong một gia đình có tiền sử di truyền loãng xương, mật độ xương thấp, khả năng hấp thụ canxi, vitamin D kém cũng rất dễ gây ra hiện tượng thoái hóa cột sống.

Ở yếu tố nội tiết tố, có thể nguyên nhân xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa nội tiết tố, mãn kinh, các căn bệnh mãn tính khác như đái tháo đường, cao huyết áp, loãng xương… cũng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa cột sống.

Nguyên nhân bên ngoài

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, những yếu tố bên ngoài tác động cũng gây ra các biện chứng thoái hóa cột sống ở người cao tuổi. Đầu tiên có thể do các chấn thương từ tai nạn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, các mô sụn, đĩa đệm bị suy yếu, tổn thương nghiêm trọng.

Tiếp theo đó có thể là do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ ăn uống không lành mạnh. Đa phần người Việt Nam chúng ta đều có thói quen ngồi gù lưng, cổ gập, sử dụng điện thoại trong tư thế sai như kẹp nghe điện thoại bằng cổ và tai, kê gối quá cao…

Chính những thói quen tưởng chừng như vô hại lại có tác động không nhỏ đến các tổn thương cho cột sống sau này. Thoái hóa cột sống sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn, khi hằng ngày bạn đều dung nạp các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chứa nhiều muối. Tiêu thụ thường xuyên, quá mức các loại nước uống có ga, cồn như nước ngọt, rượu, bia…

Các bệnh lý thoái hoá cột sống ở người già

Thoái hóa cột sống thường biểu hiện ở hai bộ phận chính là cổ và thắt lưng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng phức tạp, diễn biến nhanh và khó lường.

Biểu hiện tại đốt sống cổ

Bệnh sẽ có các biểu hiện tê nhức tại vùng cổ sau đó nhanh chóng ra rộng ra hai bả vai khiến bệnh nhân khó khăn trong quá trình quay đầu, lắc cổ. Từ đó cơn đau lan ra các chi trên (cánh tay, cổ tay, ngón tay).

Cơn đau không chỉ lan nhanh ở vùng cổ, các chi, mà ở các vùng thái dương, vùng chẩm sẽ có triệu chứng đau nhức theo từng cơn. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây ra hiện tượng tê liệt nửa người, tắc nghẽn mạch máu, đau đầu, chóng mặt…

Biểu hiện tại đốt sống thắt lưng

Nếu thoái hóa đốt sống cổ gây ra cho bệnh nhân những cơn đau, tê nhức ở các chi trên thì thoái hóa đốt thắt lưng lại ảnh hưởng đến các chi dưới. Do sự áp lực đè nén thần kinh tọa sẽ gây ra các cơn đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng mông, đùi, cẳng chân, ngón chân. Để hiểu hơn về tình trạng này, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài thoái hóa cột sống thắt lưng.

Điều này gây khó khăn nhất định trong việc di chuyển, đi lại của bệnh nhân khiến toàn thân tê nhức âm ỉ, lười vận động. Cơn đau sẽ tăng cấp độ nếu gặp điều kiện thời tiết thất thường, hoặc bệnh nhân vận động quá sức.

Cách chăm sóc và phòng ngừa thoái hoá cột sống ở người già

Thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa không còn giới hạn ở độ tuổi người cao tuổi. Thế nên chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa thoái hóa cột sống. Đặc biệt các phương pháp chăm sóc những người lớn tuổi khi khả năng miễn dịch và đề kháng suy giảm.

Chế độ dinh dưỡng

Chúng ta nên tạo một thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất. Luôn bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin D chẳng hạn như cá hồi, sò, ngũ cốc dinh dưỡng, sữa tươi, các loại trái cây cam, bơ… Hạn chế tối đa các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều muối, các chất cồn (rượu, bia), thuốc lá.

Xem ngay: Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì kiêng gì

Chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi và chống chọi lại mọi căn bệnh nguy hiểm. Thế nên, ta cần tuân thủ một vài nguyên tắc như không thức khuya dậy muộn, giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực, áp lực công việc, stress, trầm cảm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên chăm sóc cột sống với việc lựa chọn những chiếc nệm, gối kê tốt, có độ cứng vừa phải, ôm cơ thể, trọng lượng được phân bố đều nhau tại mọi vị trí.

Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc chuẩn lưng thắng, mắt và đầu hướng về phía trước.

Để hỗ trợ cho vấn đề này, bạn cũng có thể tham khảo các vật dụng có chức năng chỉnh hình như đai đeo lưng chống gù, khung chỉnh hình lưng massage

Tập luyện thể dục thể thao

Đây cũng được xem là một trong những phương pháp hiệu quả được nhiều bệnh nhân áp dụng sau quá trình hồi phục. Bạn có thể kết hợp thêm các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết. Các loại hình thể thao mà bạn có thể lựa chọn đó là đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, luyện tập các bài thể dục dưỡng sinh, aerobic…

Một lưu ý nhỏ trong quá trình luyện tập bạn nên khởi động làm nóng cơ thể trước khi luyện tập. Bạn nên luyện tập theo cường độ từ thấp đến cao từ nhẹ đến nặng, tăng dần tốc độ, không nên hấp tấp, vận động quá mức rất dễ gây những chấn thương trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi về sau.

Tìm hiểu thêm: Thoái hoá cột sống lưng có nên chạy bộ hay đi bộ không?

Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về tình trạng thoái hóa cột sống ở người già. Theo đó, người già đến khám sức khỏe xương khớp định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *