Thoái hoá đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị không cần phẫu thuật

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp tủy sống, rối loạn tiền đình, thậm chí là bại liệt. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, người bệnh nên tìm hiểu kỹ về các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các cách điều trị. Dưới đây là tất cả thông tin chi tiết về loại bệnh này.

Những thông tin cần biết về thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ là gì?

Tại cổ có tất cả 7 đốt sống, được đánh số thứ tự từ C1 đến C7. Để bổ trợ cho quá trình hoạt động của đốt sống cổ cần có sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng, đĩa đệm, mạch máu, sụn khớp,… Nếu cổ chịu tác động xấu từ bên ngoài, các cơ quan trên sẽ bị tổn thương và dẫn đến bệnh thoái hoá đốt sống cổ.

Trong y học, thoái hoá đốt cổ được xếp là loại bệnh mãn tính với rất nhiều triệu chứng nguy hiểm. Các triệu chứng này có thể diễn biến một cách nhanh chóng và chuyển sang các giai đoạn nặng hơn.

Ngoài ra, một số đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác như:

  • Người lao động chân tay trong thời gian dài.
  • Nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động.
  • Người có thói quen hoạt động sai tư thế như gối cao đầu khi ngủ, chỉ đeo vật nặng bên thuận,..
  • Người từ 40 tuổi trở lên.
  • Những người có người thân từng mắc bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đốt sống cổ

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh thoái hoá đốt sống cổ, cụ thể như sau:

Khuân vác nặng – một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đốt sống cổ
  • Lao động nặng: Khi cơ thể phải mang vác nặng, đĩa đệm nằm giữa các đốt xương phải chịu áp lực vô cùng lớn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ. Tình trạng này có thể gây ra việc các dây chằng, dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép gây đau.
  • Chấn thương do tai nạn: Khi vùng cổ, vai, gáy bị va đập một lực quá mạnh, các mấu xương và sụn khớp có thể bị nứt gãy. Nếu không được điều trị dứt điểm, các thương tổn tại đây sẽ tiếp tục phát triển và gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Lão hoá: Tuổi càng cao thì xương khớp cũng lão hóa theo. Đây là một quy luật tự nhiên của cơ thể. Ở người già, loãng xương gây giòn xương, khiến chúng dễ bị tổn thương và thoái hóa.
  • Tư thế ngồi sai cách: Nhiều người thường có thói quen ngồi còng lưng, vẹo cột sống, cúi đầu quá thấp, vắt chéo chân,… Đây đều là các tác nhân khiến cho cột sống không được cân bằng, đĩa đệm bị đè nén và trào nhân ra khỏi bao xơ.
  • Di truyền: Nếu người thân trong gia đình bạn từng mắc thoái hóa đốt sống cổ, có nguy cơ cao bạn cũng sẽ gặp phải loại bệnh này. Ngoài ra, những người bị dị tật cổ bẩm sinh sẽ dễ mắc bệnh nếu không biết cách phòng tránh hiệu quả.

Thoái hoá đốt sống cổ gây ra triệu chứng gì?

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn đau dọc theo vùng xương cổ, vai, gáy. Đặc biệt, cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn nếu người bệnh va chạm mạnh vào vùng xương bị đau. Để hiểu rõ hơn, người bệnh nên tham khảo các triệu chứng bệnh sau đây:

  • Mỏi sau gáy: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Lúc này, người bệnh cảm giác vùng cổ bị nhức mỏi, kéo dài âm ỉ và dai dẳng cả ngày.
  • Đau sau gáy: Khi các đốt sống cổ bị tổn thương nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói từ trong xương. Thêm vào đó các bó cơ nối với đốt sống cổ cũng bị đau nhức liên tục.
  • Cứng cổ: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các cơ quanh cổ có thể bị cứng tạm thời. Đặc biệt, khi người bệnh vừa ngủ dậy, nằm hoặc ngồi lâu sẽ thường gặp triệu chứng này.
  • Đau lan xuống tay: Thoái hoá đốt sống cổ làm các dây thần kinh dẫn đến tay bị chèn ép. Từ đó, cánh tay của người bệnh sẽ cảm thấy hơi nhức mỏi và yếu sức. Thậm chí, một số người có biểu hiện thường xuyên bị run và không thể kiểm soát các đầu ngón tay.
  • Đau đầu: Nếu rễ dây thần kinh dẫn lên sọ não bị chèn ép, người bệnh sẽ cảm thấy đau trên đỉnh đầu rồi lan xuống các hốc xoang như hốc mắt, hốc mũi,.. Từ đó, làm suy giảm tuần hoàn máu trong cơ thể.
Thoái hoá đốt sống cổ gây ra triệu chứng gì?

Xem ngay: Cảnh báo nguy hiểm từ biến chứng thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

Thoái hoá đốt sống cổ nếu không chữa kịp thời thì sẽ dẫn đến biến chứng gì?

Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh thoái hoá đốt sống cổ được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Hẹp ống tủy: Khi cổ bị thoái hoá, sức bền và khả năng nâng đỡ của các đốt sống sẽ bị suy yếu. Dần dần, ống tủy nằm cạnh thân đốt sống chịu sức ép từ trọng lực và mất dần sự cân bằng. Điều này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hẹp ống tủy. Nếu ống tủy sống bị hẹp, dây thần kinh không thể hấp thụ đủ các dưỡng chất cần thiết. Từ đó, mọi hoạt động của cơ thể đều trở nên suy yếu, người bệnh thường bị run các đầu ngón tay.
  • Rối loạn tiền đình: Khi mắc loại bệnh này, các cơ quan như bó cơ, dây chằng, mô mềm dưới da có thể bị sưng và gây chèn ép các mạch máu. Điều này làm cho máu không thể cung cấp đủ lên não và dẫn tới bệnh rối loạn tiền đình. Người bệnh sẽ thường xuyên bị nặng đầu, đau chóp xương sọ, choáng váng, hoa mắt chóng mặt, đi lại không vững,… Các triệu chứng này sẽ làm ảnh hưởng vô cùng xấu đến đời sống tinh thần và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
  • Bại liệt: Thoái hoá đốt sống cổ gây nên tình trạng đĩa đệm bị trào ra khỏi lớp bao xơ và chèn lên các dây thần kinh lân cận. Khi dây thần kinh bị chèn ép quá mức, các chi hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị liệt một phần cơ thể như cánh tay, ngón tay,… Trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể bị liệt toàn thân.

Các phương pháp chẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ

Khám lâm sàng

Để khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh liệt kê toàn bộ các triệu chứng mà họ đang gặp phải. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng tay ấn vào một số bộ phận như cổ, cánh tay, vai, gáy, đầu để kiểm tra phạm vi tổn thương.

Thêm vào đó, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số động tác để kiểm tra năng lực hoạt động của cả hai tay và cổ. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được mức độ bệnh và dự đoán các biến chứng do thoái hoá đốt sống cổ.

Chỉ định xét nghiệm

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm nhờ sự hỗ trợ của những loại máy móc hiện đại. Cụ thể, các cách xét nghiệm loại bệnh này như sau:

  • Đo điện cơ: Phương pháp này có tác dụng kiểm tra khả năng hoạt động của các bó cơ và dây thần kinh vận động. Để tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ sẽ gắn miếng dán hoặc kim của máy đo điện cơ lên trên da. Sau đó, kết quả điện cơ của người bệnh sẽ được máy móc ghi lại và chuyển cho bác sĩ chuyên khoa.
  • Khả năng dẫn truyền của thần kinh: Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ gắn các điện cực vào một số điểm nhất định trên da. Sau đó, bác sĩ sẽ kích hoạt máy cho một dòng điện chạy qua cơ thể để đo được hiệu suất dẫn truyền của dây thần kinh.
  • Chụp MRI: MRI là một phương pháp chụp cộng hưởng từ với công nghệ cao. Khi chụp MRI, tình trạng của các mô mềm như não, dây thần kinh, tuỷ,… sẽ được thể hiện dưới dạng hình ảnh. Nhờ đó, mọi tổn thương đều được phát hiện từ sớm.
  • Chụp CT: Chụp CT sẽ cho ra nhiều hình ảnh về từng lát cắt trên cơ thể. Nhờ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát và phát hiện được những dấu hiệu bất thường từ sớm.
  • Chụp X-Quang: Chụp X-Quang sẽ ghi lại hình ảnh của xương khớp trên một tấm hình. Từ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện được gai cột sống, cầu xương, vẹo cột sống,…
Các phương pháp chuẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ

Các biện pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ

Hiện nay, có rất nhiều cách để chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ.Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ tiêu biểu nhất.

Điều trị nội khoa bằng thuốc tây y

  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Người bệnh sẽ được kê các loại thuốc giảm đau và chống viêm không chứa steroid.
  • Corticosteroid: Loại thuốc này có tác dụng chính trong việc giảm đau do thoái hoá đốt sống cổ. Đặc biệt trong các trường hợp thoái hoá giai đoạn nặng và có biến chứng, việc sử dụng Corticosteroid là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng Corticosteroid, người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ như tăng nhãn áp, sưng phù chân, tăng huyết áp.
  • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này có tác dụng làm giãn các bó cơ đang bị căng cứng, nhờ đó triệu chứng đau nhức sẽ được giảm thiểu đáng kể. Hiện nay, các loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng nhất là Cyclobenzaprine, Tolperisone, Eperisone,…
  • Thuốc chống tổn thương dây thần kinh: Loại thuốc này có tác dụng tránh gặp phải các triệu chứng như co giật, nấc, ợ,…

Phương pháp vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân thoái hoá đốt sống cổ giảm đau, tinh thần thoải mái và mau chóng hồi phục. Tùy vào đối tượng và mức độ thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh một số bài tập đặc biệt. Những bài tập này có thể là kéo dãn cơ, điện phân dẫn thuốc, xoa bóp,…

Phẫu thuật

Trường hợp tất cả phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Nếu không tiến hành phẫu thuật kịp thời, người bệnh có thể gặp phải biến chứng vĩnh viễn.

Việc thực hiện phẫu thuật có những ưu điểm như sau:

  • Điều trị bệnh thoái hoá cổ giai đoạn nặng.
  • Thay thế được đĩa đệm bị tổn thương.
  • Thời gian điều trị nhanh chóng.
  • Giảm khả năng phát sinh các biến chứng.

Đồng thời, phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Nhiễm trùng, sốc phản vệ, liệt dây thần kinh.
  • Chi phí cao.
  • Gây ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận do quá trình tạo vết thương hở trên da.
  • Có khả năng tái phát bệnh với mức độ nặng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh lý khác.
  • Giảm trí nhớ.

Ngoài ra, chi phí cho một cuộc phẫu thuật thoái hoá đốt cổ khá cao. Tuỳ vào phương pháp can thiệp, giá thành một cuộc phẫu thuật sẽ khoảng 15-40 triệu đồng. Người bệnh cũng nên lưu ý tìm đến các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và chữa trị hiệu quả hơn.

Xem ngay: Chữa thoái hoá đốt sống cổ ở đâu mau khỏi?

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng các bài thuốc nam

  • Rượu lá lốt: Người bệnh chỉ cần lấy 500gr lá lốt ngâm cùng 5 lít rượu. Sau 30 ngày, người bệnh chắt lấy phần nước để xoa bóp lên cổ trong 20 phút.
  • Chìa vôi: Hằng ngày, người bệnh lấy mỗi loại 30 gam cây chìa vôi, xấu hổ, dền gai, tầm gửi, cỏ xước đem sao vàng. Sau đó mang tất cả hỗn hợp này sắc với 1,5 lít nước để uống dần trong 1 ngày.
  • Cây xương rồng: Đầu tiên, người bệnh cắt nhỏ 200gr thịt cây xương rồng ninh với 1 con cá lóc. Sau đó, người bệnh có thể ăn không món này hoặc dùng chung với cơm.
Các biện pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ

Tham khảo thêm: 7+ bài thuốc nam chữa thoái hoá đốt sống cổ an toàn hiệu quả

Bài thuốc thoái hoá đốt sống cổ từ An Cốt Nam

Hiện nay, An Cốt Nam nổi tiếng là một trong số các bài thuốc có hiệu quả cao trong điều trị bệnh xương khớp. An Cốt Nam được kế thừa và phát huy từ 2 bài thuốc cổ là Quyền Tý Tang và Độc Hoạt Tang Ký Sinh. Các thầy thuốc tại Tâm Minh đường đã tìm hiểu rất kỹ về 2 bài thuốc này, sau đó gia giảm thêm để kết hợp thành một phương pháp điều trị ưu việt nhất.

Trong thành phần của bài thuốc này chứa rất nhiều các loại thảo dược quý như Hương Nhu Tía, Bí Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Cây Nắp Ấm, Thiên Niên Kiện, Ngải Cứu. Ngoài việc uống thuốc chứa những thảo dược trên, người bệnh sẽ được kết hợp điều trị với phương pháp luyện tập và dán thuốc.

Cao dán thảo dược của An Cốt Nam sẽ giúp giảm đáng kể các cơn đau do thoái hoá đốt sống cổ gây ra. Thêm vào đó, thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh một số bài tập có tác dụng làm giãn xương khớp, bó cơ và dây thần kinh.

Đây được gọi là phác đồ điều trị “kiềng ba chân” của bài thuốc An Cốt Nam. Nhờ vào phác đồ trên, các triệu chứng bệnh như đau nhức, viêm sưng, cứng cổ,… dần được giảm thiểu đáng kể. Thêm vào đó, An Cốt Nam sẽ giúp cơ thể người bệnh được đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ các chất cần thiết cho thận.

Các cách phòng ngừa bệnh thoái hoá đốt sống cổ

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Thiết lập cho mình một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và tránh làm việc quá sức.
  • Sinh hoạt đúng tư thế: Ngồi làm việc thẳng lưng, không cúi đầu quá thấp hoặc vắt chéo chân. Thêm vào đó, bạn không nên chỉ đeo vật nặng một bên người mà hãy phân bố chúng đều sang 2 vai.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh sử dụng rượu, bia, cà phê, thức ăn cay, chua, mặn, dầu mỡ,…
  • Tập thể dục: Lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi,…. Điều này sẽ giúp có thể tăng sức bền và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Xem ngay: 9+ bài tập yoga dành cho người thoái hóa đốt sống cổ

Trên đây là các thông tin quan trọng về bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này để sớm phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời. Ngoài ra, đừng quên tìm đến các cơ sở uy tín, có độ tin cậy cao để được chẩn đoán chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *