Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống là một trong những biến chứng điển hình khi bệnh thoát vị ở giai đoạn muộn. Bệnh gây ra những cơn đau ê ẩm kéo dài và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới những bộ phận khác trên cơ thể nếu không được chữa trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé.

Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm là gì?

Ở người, xương cột sống được tạo nên từ 33 đốt sống khác nhau, ngăn cách bởi các đĩa đệm và được gắn kết với nhau bằng hệ thống khớp nối và dây chằng. Chúng xếp thẳng thành hàng dọc, tạo nên một ống rỗng chứa các rễ thần kinh và tủy sống. Người ta gọi đó là ống sống

Khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài bao xơ do hiện tượng thoát vị, chúng sẽ chảy vào bên trong ống sống, chèn lên các gốc dây thần kinh và tủy sống, khiến tiết diện ống sống bị thu hẹp lại. Hiện tượng này được gọi là thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống.

Hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Hẹp ống sống nói chung và bệnh do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng thường gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở vùng lưng cho người bệnh. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm như đau dây thần kinh, gây tê dại các chi, thậm chí dẫn đến tình trạng liệt cơ và rối loạn chức năng tiểu tiện.

Thông thường, với trường hợp thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống thắt lưng, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau dai dẳng kéo dài. Các cơn đau xuất hiện ở thắt lưng, lan rộng xuống hai chân, gây cảm giác tê cứng, thậm chí dẫn đến tình trạng liệt do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Tình trạng đau thường giảm khi ngồi và tăng lên khi đứng khi tiết diện tích ống sống bị thay đổi.

Ngược lại, với trường hợp ống sống cổ bị hẹp, các cơn đau hay tê bì thường xuất hiện ở hai cánh tay do đây là nơi tập trung các rễ thần kinh điều khiển nửa trên cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh trở lên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị liệt cơ cả 4 chi do tủy sống bị chèn ép quá mức.

Chuẩn đoán hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm

Dựa vào các biểu hiện, triệu chứng cơ bản, các bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân tiến hành chiếu chụp phần cột sống để xác định xem họ có bị thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống hay không. Một số phương pháp chuẩn đoán thường dùng hiện nay có thể kể đến như chụp X-quang, chụp CT cắt lớp hay chụp MRI.

Trong đó, MRI được coi là phương pháp chiếu chụp đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến bệnh thoát vị. Bằng cách sử dụng các sóng từ trường và sóng radio, thông qua các kỹ thuật phân tích, máy chụp MRI có thể dễ dàng ghi lại hình ảnh của các mô mềm. Từ đó, các bác sĩ có thể tìm ra được vị trí, kích thước khối thoát vị, diện tích ống sống và độ chèn ép của khối thoát vị lên hệ thống thần kinh.

Các biểu hiện của biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng lưng, đùi, chân tay. Những cơn đau này có thể xảy ra đột ngột, tức thì, song nhìn chung đa phần đều tiến triển âm thầm trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ cảm thấy ngứa ngáy, tê bì ở vùng mông, chân tay hay bàn chân, bàn tay do các rễ thần kinh bị chèn ép. Lâu dần, các chi này bắt đầu yếu đi, trở nên khó kiểm soát và hạn chế khả năng đi lại của người bệnh.

Hẹp ống sống có cần thiết phải phẫu thuật

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống mà không cần đến phẫu thuật. Trong đó có thể kể đến các biện pháp như sử dụng thuốc, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hay sử dụng vật lý trị liệu. Nhìn chung, khi tình trạng người bệnh không quá nghiêm trọng, những phương pháp điều trị bảo tồn vẫn nên được ưu tiên hơn để tránh những tác động phụ lên sức khỏe. Chỉ khi các biện pháp trên không có tác dụng, người bệnh mới cần đến sự can thiệp của các phương pháp nội khoa.

Các phương pháp điều trị hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống còn nhẹ, người bệnh không nhất thiết phải tiến hành phẫu thuật ngay mà nên ưu tiên các phương pháp điều trị bảo tồn. Ban đầu, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các cơn đau tạm thời. Nếu xuất hiện tình trạng sưng tấy, việc tiêm ngoài màng cứng cũng là cần thiết để giảm nhanh các triệu chứng.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc nên được kết hợp song song với các bài tập vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Các bài thể dục dành riêng cho người có ống sống hẹp hay bị thoát vị sẽ giúp cột sống của bệnh nhân trở lên linh hoạt, dẻo dai hơn. Trong khi đó, các phương pháp bấm huyệt, châm cứu lại tăng cường sự nhạy bén của hệ thống thần kinh và tăng lưu thông tuần hoàn máu. Nếu người bệnh bị béo phì, một thực đơn giúp giảm cân lành mạnh cũng là điều cần thiết để tránh tạo áp lực quá lớn lên cột sống.

Xem ngay: Các bài tập yoga dành cho người thoát vị đĩa đệm

Một số lưu ý để phòng ngừa biến chứng hẹp ống sống

Duy trì một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh luôn luôn là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống nói riêng và các bệnh khác nói chung.

Bạn nên chú ý cân đối khẩu phần ăn cho hợp lý, đồng thời bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương khớp thêm chắc khỏe và dẻo dai. Thêm vào đó, duy trì tập luyện cũng là điều cần thiết để kiểm soát cân nặng của cơ thể.

Bệnh hẹp ống sống do thoát vị khi ở giai đoạn muộn sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc khám bệnh định kỳ 6 tháng/ lần là điều rất cần thiết để sớm phát hiện ra bệnh và điều trị theo đúng lộ trình. Trong quá trình chữa trị, cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa được kê toa.

Thêm vào đó, hãy thường xuyên giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, loại bỏ các chướng ngại vật để tránh tình trạng vấp ngã khi di chuyển. Bạn chỉ nên sử dụng các loại giày vừa chân, không nên đi giày quá cao để giữ thăng bằng cơ thể dễ dàng hơn.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống cũng như những chú ý để phòng tránh căn bệnh này. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Xem thêm: 7 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm chi phí thấp và đem lại hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *