Người bị thoát vị đĩa đệm mang thai có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Có ảnh hưởng gì không? là những câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ cùng những đấng mày râu hiện nay. Vậy câu trả lời là gì? Cùng tìm hiểu qua với chúng tôi ở bài viết dưới đây nhé.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản?

Khi một căn bệnh nào xuất hiện trong cơ thể đều mang đến những ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến đốt sống, đến xương khớp còn mang thai lại là liên quan đến buồng trứng, tinh trùng cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Để mà nói thì đây là hai phạm trù khác nhau và cũng không hề có một sự liên quan nào. Do vậy thoát vị đĩa đệm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh sản. Mà vấn đề sinh lý, sức khỏe và tần suất “yêu” của hai vợ chồng mới là yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản.

Bên cạnh đó các bác sĩ chuyên khoa đã nói bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng. Cụ thể bệnh sẽ khiến cho người mắc phải giảm ham muốn, không có hứng thú trong chuyện chăn gối. Nhất là có một vài tư thế có thể gây ra sự đau đớn cho người bệnh. Đương nhiên điều này sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi, mệt mỏi, chán nản khi quan hệ.

Thấu hiểu được tâm lý chung này, để khắc phục tình trạng bệnh thì người bị thoát vị có thể thực hiện chữa trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra cộng với kết hợp chăm sóc cơ thể tại nhà. Như massage vùng thoát vị, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh những tư thế khiến cho bạn tình bị đau, tìm một vài cách để kích thích sự hứng thú,…

Theo như thực tế hiện nay đã có rất nhiều cặp vợ chồng kết hôn lâu rồi mà vẫn chưa có tin vui. Một loạt những nghi ngờ được đặt ra như yếu sinh lý, thoát vị đĩa đệm,… Nếu nghi ngờ đối phương bị thoát vị đĩa đệm là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Trong lúc này người bệnh nên đều đặn quan hệ, nếu một thời gian không có kết quả thì hãy đi thăm khám nhé.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Tại sao phụ nữ mang thai lại có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm?

Đây cũng là một nỗi băn khoăn lớn của người chị em hiện nay. Việc phụ nữ mang thai có nguy cơ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khá cao bởi do một số nguyên nhân tác động sau đây:

[wps_lists icon=”arrow-right” icon_color=”#1e73be”]
  • Trong lúc mang thai cơ thể người mẹ sẽ bị thay đổi khá nhiều cả về tâm và sinh lý. Một vài cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện với các bà bầu là cho người khỏe mạnh cũng sẽ bị mệt mỏi với tâm trạng rất khó chịu.
  • Vùng thắt lưng, vùng khung chậu có sự thay đổi lớn để chứa bào thai. Lúc đó những đốt cột sống, gân cơ sẽ giãn nở tương đối và dây chằng cũng bị kéo giãn yếu đi. Những yếu tố này làm cho khả năng chống đỡ của cột sống giảm mạnh, cơ thể mất tính cân bằng.
  • Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai thường không đứng đúng theo tư thế, hay ưỡn ngực, cong lưng,… Chính những thói quen phản khoa học này đã phần nào ảnh hưởng đến cột sống, bệnh thoát vị có cơ hội được phát tác.
  • Ngoài ra còn phải kể đến sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, sự gia tăng các hormone, đột biến nồng độ estrogen tăng cao,… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
[/wps_lists]

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Các dấu hiệu nhận biết việc phụ nữ mang thai có mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hay không cũng khá dễ để nhận biết. Tuy nhiên trong một số trường hợp, có những dấu hiệu mà bà bầu hay nhầm lẫn với đau lưng thông thường nên hay chủ quan. Một số dấu hiệu của bệnh thoát vị bao gồm:

? Với thoát vị đĩa đệm ở lưng: Bà bầu sẽ cảm thấy đau âm ỉ, có lúc đau dữ dội xung quanh vùng thắt lưng. Cộng với đó là cảm giác ê ẩm hoặc bị tê bì chân tay.

? Với thoát vị đĩa đệm ở cổ: Bà bầu sẽ có cảm giác đau mỏi vai gáy, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau từ nhẹ đến dữ dội, khó quay cổ, khó cử động, cơn đau có thể lan sang khắp vùng bả vai,..

? Với thoát vị đĩa đệm có chèn ép lên phần dây thần kinh tọa: Bà bầu sẽ thấy tình trạng đau nhức từ lưng xuống đến phần hông. Có thể xuất hiện thêm cả tê bàn chân, ngón chân,…

Vậy phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần phải làm gì?

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh thoát vị mà các bà mẹ sẽ có hướng điều trị an toàn và phù hợp. Đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ, việc quan trọng nhất là cần phải giữ được tinh thần lạc quan, chế độ sinh hoạt khoa học, làm theo chỉ dẫn và thường xuyên đi thăm khám để cập nhật mức độ bệnh.

Với những trường hợp bệnh đang ở giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc can thiệp một vài liệu pháp chữa trị. Thậm chí nếu nặng quá thì các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tránh hoạt động, nằm tại giường cho đến khi con ra đời. Sau đó sẽ sử dụng các biện pháp chữa trị bệnh phù hợp cho mẹ. Cách này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và con.

Còn khi người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức, mệt mỏi với bệnh thoát vị thì có thể cải thiện tình trạng này bằng một vài cách chữa trị như:

[wps_lists icon=”check-circle” icon_color=”#81d742″]
  • Những bài tập vật lý trị liệu có hướng dẫn để đảm bảo sự an toàn tối đa
  • Massage, xoa bóp, châm cứu nhẹ nhàng ở khu vực đang bị thoát vị
  • Sử dụng các bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu, xương rồng, lá lốt, cây mần ri,… để đắp – chườm lên vùng bị thoát vị. Tuy nhiên trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
[/wps_lists]

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thắc mắc thoát vị đĩa đệm có mang thai được không mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn có kiến thức hơn để ngăn chặn và phòng ngừa. Bên cạnh đó việc phát hiện và chữa trị bệnh sớm sẽ giúp cho mẹ và con được an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *