[Nên đọc] Thoát vị đĩa đệm sau sinh các mẹ đừng chủ quan kẻo biến chứng nguy hiểm

Một trong những nỗi ác mộng mà các bà bầu sau sinh sợ hãi nhất chính là căn bệnh thoát vị đĩa đệm sau sinh. Đây được coi là một căn bệnh phổ biến, nhất là đối với các trường hợp sinh mổ. Vậy phải làm gì khi không may gặp phải chứng bệnh này? Cùng chúng tôi đi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm sau sinh

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ do một vài sự cố tác động. Người cao tuổi và phụ nữ mang thai là 2 đối tượng dễ mắc nhất. Loại thoát vị mà phụ nữ mang thai hay gặp phải nhất chính là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi đó bệnh sẽ gây ra đau lưng, nếu chủ quan thì nó còn có thể chèn vào dây thần kinh, chèn vào tủy sống rồi gây tê liệt bộ phận nào đó trong cơ thể.

Vậy lý do gì mà phụ nữ mang thai hoặc sau sinh lại mắc phải chứng bệnh này? Nguyên nhân là do trong thời kỳ thai nghén, phần cơ bụng của mẹ bị thắt lại, suy yếu do phần tử cung chứa bào thai ngày càng phát triển to ra. Điều này đã dẫn đến việc xương cột sống cần cong về trước giữ bụng bầu làm cho tư thế đã thay đổi.

Bên cạnh đó vấn đề tăng cân của mẹ và bé theo thời gian sẽ ngày càng gây áp lực nặng nề lên các khớp, đốt cột sống, lên đĩa đệm và bệnh thoát vị cứ như thế được hình thành. Một vài yếu tố dưới đây cũng góp phần tạo nên thoát vị đĩa đệm sau sinh, đó là:

[wps_lists icon=”arrow-right” icon_color=”#1e73be”]
  • Không thường xuyên vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, thiếu canxi, ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ,…
  • Do vấn đề về tuổi tác: Độ tuổi ngoài 30 thì các khớp xương, cột sống đã không đàn hồi được như trước hoặc bị xơ hóa dẫn đến việc mắc thoát vị đĩa đệm sau sinh.
  • Do trong thời kỳ mang thai bà bầu đã bị gai cột sống hoặc gặp thoái hóa cột sống
  • Thói quen sinh hoạt không tốt như mang vác nặng, hoạt động không đúng tư thế hoặc hút thuốc gây ra nguy cơ lượng oxy giảm, các chất cần thiết để nuôi dưỡng cột sống, xương cũng giảm theo.
[/wps_lists]

Các phương pháp điều trị chứng thoát vị đĩa đệm sau sinh

Thoát vị đĩa đệm sau sinh được hình thành do nhiều yếu tố tác động khác nhau. Do vậy cũng có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau mà các mẹ đang mắc phải chứng bệnh này có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Việc phát hiện và điều trị sớm phần nào giúp cho khả năng khỏi bệnh nhanh, tránh biến chứng. Các phương pháp điều trị sẽ bao gồm:

Điều trị bằng thuốc Tây Y

Mục đích của điều trị bằng phương pháp này là để giúp giảm cho các cơn đau thuyên giảm đồng thời hỗ trợ phục hồi đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Một số loại thuốc chữa hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo như: paracetamol, naproxen, glucosamine, các loại vitamin và các loại thuốc bổ xương khớp,…

Tuy nhiên về sau sinh các chị em thường cho con bú bằng sữa mẹ, do vậy cần lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp cũng như nó sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ ảnh hưởng đến em bé. Các mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ nhé.

Điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các bài tập vật lý trị liệu cũng được đánh giá là có hiệu quả cao, đồng thời nó không hề xuất hiện tác dụng phụ như dùng khi dùng thuốc. Khi vật lý trị liệu sẽ giúp cho các cơ nhất là ở vùng lưng của người bệnh được tăng dần khoảng trống, các đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ nhanh di chuyển vị chỗ ban đầu.

Việc thực hiện những bài tập này sẽ giúp ích nhiều trong việc cải thiện bệnh. Vì khi bạn lười vận động đồng nghĩa với việc các cơ này sẽ co lại, ảnh hưởng đến khả năng vận động và ảnh hưởng đến việc điều trị. Cách tốt nhất chính là dùng thuốc song song với tập luyện để cho hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà

Điều trị bằng các bài thuốc chữa bệnh thoát vị

Những bài thuốc điều trị bệnh thường tự nhiên, có sẵn trong bếp, trong vườn nên rất thuận tiện và an toàn, đặc biệt lại không gây nên tác dụng phụ. Các mẹ có thể áp dụng bài thuốc đắp hoặc uống từ cây lá lốt, xương rồng, cây chìa vôi, ngải cứu,…

Tuy nhiên những bài thuốc này sẽ chỉ phù hợp với những ai bị bệnh thoát vị ở mức độ nhẹ mà thôi. Để an toàn nhất thì các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh trường hợp ảnh hưởng đến bé.

Một vài lưu ý đối với phụ nữ thoát vị đĩa đệm sau kỳ sinh

Việc điều trị chỉ được cải thiện khi và chỉ khi người bệnh thực hiện đúng và đủ. Tuy nhiên trong quá trình chữa trị để mang lại hiệu quả ở mức cao nhất, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều sau đây để có được kết quả ưng ý nhất.

? Nếu điều trị bằng thuốc Tây Y, tuyệt đối không được mua về nhà uống nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Vì điều này có thể phản tác dụng, làm cho bệnh càng diễn biến xấu hơn.

? Nếu sử dụng vật lý trị liệu để chữa bệnh thì tránh những bài tập gây mệt mỏi nhanh cho cơ thể, tránh bài tập gây nguy cơ chấn thương cao.

? Tránh những việc cần bưng bê, mang vác nặng mà cần dành thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tạo điều kiện tốt nhất cho việc hồi phục các tổn thương do thoát vị.

? Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

? Mỗi tối trước khi đi ngủ thì nên xoa bóp nhẹ nhàng dọc sống lưng để giảm đau. Việc này không chỉ giúp cải thiện bệnh mà còn tốt cho cả thai nhi khi chưa ra đời.

? Cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm bắt rõ mức độ tiến triển của bệnh cũng như có phương pháp khắc phục kịp thời nếu phương pháp chữa không có tác dụng.

Trên đây là một vài chia sẻ về thoát vị đĩa đệm sau sinh mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là nguồn kiến thức tham khảo hữu ích nhất để phần nào mang đến cho mẹ và bé một sức khỏe tốt nhất. Chúc các mẹ điều trị thật thành công và hãy nhớ thật kiên trì đừng bỏ cuộc khi điều trị nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *