Ung thư xương hàm có nguy hiểm không? Chữa được không?

Ung thư xương hàm là một loại ung thư khá phổ biến hiện nay. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) , có gần 42.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư xương hàm mỗi năm. Các nguyên nhân, triệu chứng cũng như ung thư xương hàm có chữa được không sẽ được trả lời qua bài viết dưới đây.

Ung thư xương hàm là gì?

Ung thư xương hàm là một dạng hay phân loại của ung thư xương. Điều này được đặc trưng bởi sự phát triển của các tế bào ung thư trong xương hàm của cơ thể. Nguy cơ phát triển dạng ung thư xương hàm này nhiều hơn ở những người hút thuốc lá hoặc nhai kẹo cao su.

Như với bất kỳ bệnh ung thư nào khác, việc điều trị ung thư xương hàm sớm là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa tình trạng của bệnh ngày một trầm trọng hơn. Vì vậy, nhận sự trợ giúp của y tế ngay sau khi bạn nhận thấy một số triệu chứng của ung thư xương hàm.

Ung thư hàm có thể xuất hiện ở hàm trên, được gọi là ung thư hàm trên; hoặc hàm dưới, được gọi là ung thư hàm dưới.

Nguyên nhân bị ung thư xương hàm

Nguyên nhân dẫn tới ung thư xương hàm là gì? Bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Sau đây mà các yếu tố mắc bệnh mà hầu hết ai cũng đã trả qua:

Nguyên nhân về nha khoa

Sâu răng, răng bị vỡ, áp xe răng và nhiễm trùng có thể làm phát triển bệnh ung thư xương hàm. Điều này được cảm thấy như đau ở hàm dưới.

Thuốc lá và rượu

Nếu bạn là người nghiện một trong hai loại này, nó sẽ kích thích nguy cơ mắc ung thư hàm cao hơn nhiều. Các hóa chất và axit có trong các chất kích thích này ăn vào tế bào của cơ thể và dẫn đến sự phát triển của ung thư. Một số điều kiện y tế khác cũng là kết quả của việc lạm dụng chất này.

Tuổi tác và chế độ ăn uống không lành mạnh

Nguyên nhân ung thư xương hàm không thể tránh khỏi đó là tuổi tác. Khi về già, khả năng của cơ thể trong việc chống lại bệnh tật, tức là hệ thống miễn dịch bị phá vỡ dần.

Và điều này càng trầm trọng hơn bởi lối sống không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó cho phép các tế bào ung thư xâm nhập vào cơ thể và gây ra ung thư xương hàm .

HPV – Human Papilloma Virus

HPV được biết là một trong số những nguyên nhân chính gây ra ung thư xương hàm. Nó là một loại vi rút siêu nhỏ, lây truyền qua đường tình dục.

Do bệnh lý khác

Một số bệnh lý có thể gây ung thư xương hàm đó là:

  • Bạch sản là một trong những tình trạng có triệu chứng là sự hình thành các mảng trắng trong miệng hoặc cổ họng.
  • Một loại khác là Erythroplakia, gây ra các mảng màu đỏ và lớn lên trong miệng.

Ung thư xương hàm đang gia tăng trên toàn thế giới. Lựa chọn lối sống không hợp lý là thủ phạm chính nhiều người mắc phải. Ung thư xương hàm được cho là loại phổ biến nhất trong ung thư miệng. Nó dẫn đến sự hình thành các khối u trên các mô của hàm.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng ung thư xương hàm nào sau đây, hãy chắc chắn tìm kiếm đến nha sĩ để được khám xét cũng như tư vấn.

Triệu chứng ung thư xương hàm

Xuất hiện cục u trên hàm

Khối u hình thành trên miệng hoặc dọc theo đường nướu của bạn có thể là các triệu chứng ung thư xương hàm duy nhất bạn gặp phải. Những cục u này có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư đang phát triển trên các mô mềm xương hàm dưới trong miệng. Nếu bạn nhận thấy một cục u mới trong miệng và nó không có biểu hiện mất đi trong hai tuần, thì lúc này bạn cần phải tìm tới bác sĩ nha khoa.

Đau hàm

Một khối u nổi lên là một sự giải thích cho cơn đau ở xương hàm, và cơn đau này làm cho bạn trở nên khó ăn và nhai. Đau hàm có thể phát triển vì nhiều lý do liên quan đến ung thư xương hàm, nhưng nó là một trong những triệu chứng chính liên quan đến tăng trưởng di căn trong khoang miệng (theo NIH – Viện Y tế Quốc gia). Các khối u di căn phát triển khi ung thư từ một phần của cơ thể bạn lan sang một phần khác, chẳng hạn như hàm trên hoặc hàm dưới.

Dấu hiệu sưng hàm

Sưng ở hàm là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương, nguyên nhân là do một loại khối u xương làm ảnh hưởng đến hàm. Vết sưng này có thể nhìn thấy ở mặt ngoài bên trái hoặc phải, nhưng nó cũng có thể xuất hiện bên trong miệng.

Ngoải ra, bạn cũng có thể bị sưng ở bên dưới răng – tùy thuộc vào vị trí của khối u. Sự phát triển của khối u sẽ kéo theo tình trạng viêm nhiễm và nếu gặp phải, nha sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng với lông mềm.

Răng lỏng lẻo

Các khối u trong xương hàm cũng có thể dẫn đến những vấn đề về răng không giải thích được. Nếu bạn nhận thấy răng của bạn bị lỏng lẻo hoặc đột nhiên chuyển vị trí, đừng ngần ngại cho nha sĩ biết. Sự di chuyển của răng có thể là do một khối u trên xương hàm của bạn đang đẩy răng ra khỏi vị trí ban đầu.

Đau, sưng, cục u trên hàm và răng lỏng là tất cả các triệu chứng ung thư xương hàm. Nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện nào trong số này, hãy chắc chắn đến gặp nha sĩ ngay lập tức để khám sàng lọc trước khi nó di căn.

Ung thư xương hàm có nguy hiểm không?

Khi nói đến “ung thư” ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể thì hầu hết bạn cũng đã biết sự nguy hiểm của nó ra sao. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ung thư xương hàm có nguy hiểm không qua các ý sau đây.

Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính phát triển rất nhanh trong xương, liên tục xâm lấn và tiêu diệt các tế bào sống. Bệnh di căn rất nhanh, so với các loại ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn gấp 3 – 4 lần.

Ung thư xương sẽ hình thành nên những khối u ác tính, chúng gia tăng cực kỳ nhanh chóng và lẫn chiếm sang các tế bào sống trong cơ thể. Theo nghiên cứu của bộ y tế thì tốc độ di căn của ung thư xương sẽ có tốc độ gấp từ 3 – 4 lần so với ung thư khác. Do vậy, khi 1 người bị ung thư xương hàm, các giai đoạn sẽ quyết định vào việc điều trị, những mối nguy hiểm, bao gồm cả mạng sống. Cụ thể:

  • Giai đoạn đầu tiên: tỷ lệ sống sót của người bệnh trên 5 năm rơi vào 80%. Ở lúc này, ung thư vẫn chỉ hình thành ở quai hàm và chưa lan sang các mô xung quanh.
  • Giai đoạn 2: Tỷ lệ này còn lại 70%. Đến thời điểm này, khối u đang tăng kích thước mạnh nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tới hạch bạch huyết nằm xung quanh.
  • Giai đoạn 3: ung thư đã bắt đầu xâm chiếm hạch bạch huyết cùng những cơ quan nằm bên. Người bệnh chỉ còn tỷ lệ 60% cho dưới 5 năm.
  • Giai đoạn cuối: vào lúc này thì các phương pháp điều trị dường như đã không còn tác dụng nhiều. Có khoảng dưới 50% số bệnh nhân ung thư xương hàm sống quá 5 năm.

Nguy hiểm hơn là trong số người bệnh ung thư xương hàm thì có tới 40% mắc bệnh từ khi vẫn còn đang đi học.

Qua những ý trên, bạn cũng đang có lời đáp cho ung thư xương hàm có nguy hiểm không chưa? Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, đừng ngại nói cho người thân biết và cần mau chóng tới gặp bác sĩ.

Ung thư xương hàm có chữa được không?

Chúng ta vừa tìm hiểu về sự nguy hiểm của bệnh, Vậy ít nhiều bệnh nhân cũng đang thắc mắc rằng ung thư xương hàm có chữa được không? Xin được trả lời như sau:

Nếu phát hiện sớm được bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa được bệnh ung thư xương hàm và phải sử dụng phác đồ điều trị hợp lý, đúng đắn. Ngược lại, trường hợp phát hiện bệnh muộn thì việc chữa trị ung thư xương hàm rất khó khăn.

Tuy nhiên, hầu hết người bệnh lại không phát hiện ra sự hình thành của bệnh lúc ban đầu, mà để tới một thời điểm năng hơn thì mới biết qua các triệu chứng đau nhức. Vào lúc này, họ thường lựa chọn phương pháp phẫu thuật, cắt loại bảo khối u để chữa trị bệnh. Nhưng sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị di căn do lúc cắt thì khối u này đã quá lớn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cho người bệnh giữa phương pháp phẫu thuật với xạ trị và hóa trị để thu nhỏ đi kích thước khối u dễ thực hiện hơn.

Cuối cùng, nếu bạn đang nghi ngờ bản thân đã mắc ung thư xương hàm qua quan sát bên ngoài như sưng, đau. Thì nên đi khám xét càng sớm càng tốt, từ đó kịp thời cứu chữa. Chúc bạn luôn mạnh khỏe !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *