Nguyên nhân xẹp đĩa đệm đốt sống cổ là gì?

Trường hợp xẹp đĩa đệm đốt sống cổ là các trường hợp thường xuyên sẽ xảy ra ở những người bệnh không chú ý đến sức khỏe của chính mình. Người bệnh sẽ thường có biểu hiện đau cổ, nhức đầu, hay thi thoảng cũng khó cử động và bị buốt như hiện tượng gai đốt sống cổ. Đây chính là tình trạng thân đốt sống xẹp lún khi xương cột sống bị thoái hóa hoặc nứt, vỡ do các chấn thương gây nên.

Bị xẹp đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi từ 25 do lao động quá sức dẫn đến việc các đốt sống chịu áp lực quá cao khiến chúng chèn ép vào các vùng đĩa đệm. Lâu dần thì đĩa đệm cũng không chịu được áp lực và gây ra xẹp đĩa đệm đốt sống cổ.

Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống sụt giảm chủ yếu là về chiều cao và cấu tạo.

Hiện tượng xẹp đĩa đệm đốt sống cổ chủ yếu do tình trạng loãng xương gây ra, xu hướng loãng xương không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới cũng ngày càng có nhiều người gặp phải.

Nữ giới bị loãng xương thường cao gấp 4 lần so với nam giới.

Có nhiều nguyên nhân lún xẹp đĩa đệm đốt sống cổ như:

  • Chấn thương cột sống
  • Loãng xương (trường hợp này thường gặp nhiều nhất ở xã hội ngày nay)
  • U thân đốt sống
  • Đa u tủy xương…

Theo Tổ chức Chống loãng xương thế giới, cứ khoảng 100 triệu người mắc bệnh loãng xương thì có khoảng 3 triệu người bị xẹp đốt sống, hơn 1/3 trong số đó trở thành đau mạn tính.

  • Xẹp đốt sống xảy ra ở 25% bệnh nhân nữ trên 50 tuổi và 40%
  • Bệnh nhân nam 80-85 tuổi

Thực tế, bị xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Có trường hợp bị hẹp đốt sống nhưng không có dấu hiệu gì đặc biệt. Có trường hợp bị hẹp đốt sống sau đó sốt nhẹ và có một số biểu hiện như đau lưng, buốt dọc sống lưng, thi thoảng xuay cổ đến một vị trí nhất định thì bị đau nhói không thể xoay tiếp..v..v.

Xẹp đĩa đệm đốt sống cổ theo nhận định của các chuyên gia xương khớp

Bs. Nguyên của bệnh viện Việt Đức cho biết:

  • Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản hằng ngày như:
  • Bước ra khỏi bồn tắm
  • Nâng vật nhẹ
  • Thậm chí hắt hơi mạnh cũng có thể gây xẹp đốt sống hay một số biến chứng khác như gãy cổ xương đùi…

Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, lún xẹp đốt sống thường do tác động lực hoặc chấn thương như:

  • Té ngã
  • Cố gắng nâng vật nặng quá sức

Những người có cột sống khỏe mạnh mà bị bị lún xẹp đốt sống thường do chấn thương nghiêm trọng như:

  • Tai nạn xe hơi
  • Chấn thương thể thao hoặc ngã từ trên cao.

Hậu quả của việc bị xẹp đốt sống cổ

Có thể nói nếu bị nhẹ thì không phải là không sao mà là chưa đến lúc bị tái phát sau khi xẹp thôi. Đa số các trường hợp bị xẹp đốt sống là biết luôn và sẽ thấy ngay dấu hiệu:

  • Cảm giác cổ kho quay
  • Cảm giác có gì đó chắn vùng đốt sống cổ
  • Để lâu sẽ bị sưng nhẹ
  • Vùng bị xẹp mềm hơn bình thường

Với 4 dấu hiệu nổi bật trên người bệnh sẽ bắt đầu nhận thấy

  1. Cột sống vận động kém linh hoạt
  2. Các động tác xoay người qua lại, vặn mình, leo cầu thang, cúi người,… gặp nhiều khó khăn, gây đau nhức rất khó chịu.
  3. Hình dạng và cấu trúc của đốt sống cổ biến đổi
  4. Xuất hiện tình trạng cong vẹo sang một bên
  5. Chiều cao người bệnh giảm đôi chút
  6. Nghiêm trọng hơn có thể khiến việc đứng không vững, dễ ngã.
  7. Bệnh nặng còn gây teo cơ, cứng khớp, thậm chí bại liệt thân dưới, người bệnh có thể mất khả năng vận động, việc đi lại luôn phải nhờ sự trợ giúp từ người thân hoặc các thiết bị hỗ trợ.

Nếu không được điều trị triệt để đúng cách bệnh có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm.

Làm sao để điều trị xẹp đốt sống cổ?

Các phương pháp không dùng thuốc (bao gồm dự phòng và điều trị).

Chế độ ăn uống

Bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi (theo nhu cầu của cơ thể: từ 1.000-1.500mg hằng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dược phẩm)

Điều trị xẹp đốt sống cổ

Tránh các yếu tố nguy cơ

  • Thuốc lá, café, rượu…
  • Tránh thừa cân hoặc thiếu cân

Chế độ sinh hoạt

  • Tăng dẻo dai cơ bắp
  • Tăng cường vận động
  • Tránh té ngã…

Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các dụng cụ

  • Nẹp chỉnh hình (cho đốt sống cổ) giảm sự tỳ đè lên cột sống cổ và vai.
  • Sử dụng các thuốc điều trị loãng xương
  • Thuốc bổ sung canxi, vitamin D nếu chế độ ăn không đủ (dùng hằng ngày trong suốt quá trình điều trị).

Điều trị ngoại khoa lún xẹp thân đốt sống trước đây chỉ định này chỉ dành riêng cho những trường hợp biến dạng cột sống.

Với phương pháp mổ bắt vít vào thân đốt sống qua cuống để cố định cột sống và chỉnh hình lại cho đốt sống cổ bị xẹp. Tuy nhiên, phương pháp này hiện tại bộc lộ rất nhiều hạn chế do tác động lớn vào cơ thể và thời gian hồi phục rất lâu.

Cấu tạo đốt sống cổ gồm 7 đốt sống cổ. Trường hợp bị xẹp đốt sống C1 là tình trạng nguy hiểm nhất bởi đây là đốt sống lối trực tiếp đầu với cột sống. Khi bị xẹp thì vùng sọ có dấu hiệu bị lỏng lẻo. Gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh hoạt của người bệnh.

Không chỉ xẹp đốt sống cổ C1 nguy hiểm mà các đốt sống khác bị xẹp cũng nguy hiểm không kém.

Cách phòng xẹp đốt sống cổ

Thường bị xẹp đốt sống cổ là do bê vác nặng mà ra. Nên việc phòng xẹp đốt sống cổ cũng không có gì là khó.

  • Chỉ cần tránh việc bê vác nặng là việc phòng xẹp đốt sống cổ chiếm 70%
  • 30% còn lại là do sinh hoạt, ăn uống

Bổ sung thực phẩm tốt cho các cơ xương khớp

Thực phẩm tốt cho các cơ xương khớp

Bổ sung canxi vào mỗi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ

Ăn kết hợp các chất chứa canxi có trong các loại thủy hải sản như:

  • Con hàu
  • Cua
  • Tôm

Các chất chứa nhiều canxi sẽ làm lượng canxi có trong xương trở nên dày hơn. Bởi xẹp đốt sống cũng là do lượng canxi co trong xương bị loãng. Khiến các đốt sống cổ có nhiều nguy cơ bị xốp dễ bị lún xẹp.

Tình trạng các đốt sống xốp dễ bị lực tác động làm lún xẹp rất nguy hiểm. Nhẹ thì có thể không sao nhưng nặng thì có vô số điều để nói về nó. Tốt hơn hết nếu không muốn bị xẹp đốt sống cổ thì mọi người nên chú ý đến việc bổ sung các chất có chứa canxi tốt cho xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *