Thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt không?

Một số phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể đem lại hiệu quả cao nhưng không phải là ở đâu cũng có, Gần như mỗi một địa chỉ điều trị đều có cách làm riêng của họ.

Châm cứu, xoa bóp và bấm huyệt có tác dụng trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ không?

Thoái hóa là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ. Mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng – dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Ngày nay nền Y học phương Tây phát triển nhanh nên nhiều người không còn biết tới khái niệm bấm huyệt chữa bệnh là gì, hiệu quả như thế nào nữa. Bấm huyệt có từ rất lâu đời rồi nhưng nó cũng đem lại hiệu quả nhất định đối với cách điều trị bệnh.

Đối với những người cao tuổi thì đây là căn bệnh mà họ không muốn gặp phải nhất, nhưng ai cũng phải đối mặt. Có nhiều người thì muốn đối mặt sớm để điều trị sớm cho nhanh khỏi, có một số thì lại không muốn bị bệnh sớm mà cứ để nó đến đâu thì đến, còn trẻ con làm nhiều việc khác, còn đi đây đi đó chứ không muốn bị sớm rồi ảnh hưởng tới các dự định ngắn hạn trong tương lai.

Khi nào thì nên đi châm cứu xoa bóp bấm huyệt?

Thoái hóa rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu như tập luyện vận động cổ, tự xoa bóp bấm huyệt.

Do vậy, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh chung ương và các dây thần kinh chẩm quanh đó, kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử lý kịp thời.

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ các triệu chứng:

  • Đau gáy chẩm
  • Đau gáy bả vai
  • Các tổn thương cần phẫu thuật như u tủy cổ
  • Tràn dịch đĩa đệm..v..v.

Khi vận động cổ mà có hiện tượng đau nhẹ nhưng lại không quay được phải quay cả người thì một là bạn nên chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ. Hai là nằm nghỉ thư giãn bằng cách kê một chiếc chăn mỏng phía dưới cổ và nằm thư giãn 2 đến 3 tiếng.

Một số cách xoa bóp chữa thoái hoá đốt sống cổ thực hiện tại nhà

➤ Động tác xát vai, cổ và xát gáy kết hợp với dầu nóng:

  1. Dùng dầu gió nhỏ 2 giọt vào tay rồi xoa đều ra hai tay
  2. Vuốt nhẹ từ sau gáy về phía trước cổ
  3. Xoa đều 2 bên rồi dần dần ấn mạnh tay và kéo xát để cổ nóng lên
  4. Xoa đều tay ở hai bên mỗi bên xát khoảng 10 đến 20 lần
  5. Sau khi xát thì hãy nghỉ ngơi hôm sau lại tiếp tục

Lưu ý: Không nên thấy có tác dụng mà lạm dụng việc xát liên tục có thể khiến cổ bị trầy hoặc rát

➤ Xát cổ xuống hai bên bả vai:

  1. Xát cổ xuống bả vai không cần dùng dầu nóng
  2. Khi xát nên day nhẹ dọc vùng bả vai
  3. Cứ sau 5 lần day nhẹ thì nên có 1 lần bóp nhẹ dọc hai bên bả vai

➤ Véo gân dưới nách đề phòng và chữa tê tay

Người bệnh bị chứng tê bì cánh tay có thể dẫn tới bại liệt thì nên làm theo cách này:

Sử dụng ngón trỏ và ngón tay cái véo nhẹ thịt vùng dưới nách (lưu ý chỉ véo nhẹ không được véo mạnh)

➤ Bóp và day nhẹ các cơ vùng gáy xuống dọc sống lưng (nhờ người nhà giúp)

  1. Ngồi hoặc nằm sấp nhưng có gối hoặc chăn êm kê ở phía dưới nhằm cho cổ không bị cưng cứng
  2. Nhờ người thân bóp nhẹ dọc 2 bên bả vai lên đến cổ
  3. Rồi bóp dần xuống giữa sống lưng
  4. Sau đó xoa ngược lên cổ và bóp qua 2 bên bả vai
  5. Lặp đi lặp lại 5 đến 15 phút (không nên nằm tư thế sấp quá lâu)

Xem thêm bài viết: Bài tập cho người thoái hoá đốt sống cổ

Tìm hiểu phương pháp bấm huyệt vùng đốt sống cổ

Có 3 huyệt vị chính để điều trị thoái hóa vùng cổ là:

  • Bấm huyệt kiên tỉnh
  • Huyệt á thị
  • Bấm huyệt phong trì

Trong đó:

➤ Huyệt á thị (thiên ứng huyệt theo y học cổ truyền):

Huyệt này có thể trùng với một số huyệt khác. Nó có vị trí chính là điểm đau của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Nói như vậy là ở một người bệnh có thể tìm và xác định được vài huyệt á thị. Để xác định huyệt á thị thì nên dùng đầu ngón tay ân nhẹ từ từ vùng đau (cho đến 1 điểm đau nhất). Khi đã phát hiện được điểm đau thì bấm mỗi điểm 1-2 phút.

➤ Bấm huyệt phong trì:

Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt (ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lõm giữa cơ ức – đòn và phần trên cơ thang) 4 ngón kia ôm nhẹ phần đầu, dùng một lực nhẹ day day sau đó bấm dữ 1 đến 2 phút, khi nào cảm thấy nóng ran vùng bấm thì dừng lại

➤ Bấm huyệt hậu khê:

Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1-2 phút (huyệt ở đầu nếp ngang thứ 2 phía sau của khớp xương bàn tay – ngón tay út khi bàn tay hơi nắm lại)

Trên là 3 loại huyệt mà người bệnh cần quan tâm khi muốn chữa khỏi căn bệnh này. Một số trường hợp không biết bấm huyệt thì nên đến các phòng khám chuyển khoa huyệt hoặc các thầy thuốc bấm huyệt bốc thuốc để được bấm và hỗ trợ chuẩn đoán bệnh.

Cách xoa bóp bấm huyệt được thực hiện rất đơn giản, tuy nhiên cần phải thực hiện đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao.

Không chỉ chữa thoái hóa, Các huyệt trên còn có nhiều tác dụng khác đối với người bệnh.

Ngoài 3 huyệt nêu trên thì còn 1 huyệt nữa cũng có tác động đến vùng đầu cổ là:

➤ Huyệt Kiên tỉnh

Vị trí xác định của huyệt: Huyệt nằm ở vị trí chỗ lõm của đỉnh vai. Cách xác định rất dễ dàng, bạn chỉ cần dơ ngang tay ra sẽ thấy huyệt này trên vai lõm xuống.

Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng của thoái hóa – đau lưng – đau vai gáy.

Liệu pháp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Châm cứu là trường hợp can thiệp trực tiếp bằng kim

Việc châm cứu này người bệnh không nên tự ý làm mà hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở – phòng khám chuyên khoa bắt mạch bấm huyệt – châm cứu

Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ vào một điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị)

  • Dùng vật nhọn đâm vào huyệt (tác dụng vật lý học).
  • Kích thích vào các huyệt (tác dụng hóa học).

Phía trên là 2 cách thức can thiệp huyệt đạo bằng châm cứu. Vậy nên không hiểu biết về các vị trí huyệt đạo mà tự ý châm thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

  • Huyệt châm : Phong phủ – Phong trì – Thiên trụ – Lạc chẩm – Hậu khê – Tuyệt cốt – Nhu du
  • Huyệt tả : Giáp tích, A thị huyệt, Co cơ gai sống đo ra 0.5 thốn
  • Huyệt cứu : Phế du – Cao hoang du – Kiên tỉnh – Túc tam lý

Xem bài viết: Nên chọn loại gối nằm cho người thoái hóa cột sống cổ ra sao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *