Thoát vị đĩa đệm cổ, thắt lưng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

Hinh anh thoat vi dia dem

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở cột sống cổ hoặc thắt lưng, đây là bệnh xương khớp phổ biến, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nếu không có cách chữa kịp thời. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng giúp người bệnh chủ động điều trị, đồng thời phòng tránh được rủi ro khôn lường.

Thoát vị đĩa đệm là gì ?

Theo cấu tạo giải phẫu cơ thể người thì cột sống có 23 đĩa đệm, bao gồm: 11 đĩa đệm lưng, 5 đĩa đệm cổ, 4 đĩa đệm thắt lưng và 3 chuyển đoạn. Đây là bộ phận nằm giữa đốt sống với cấu tạo gồm nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi. Trong đó, bao xơ là lớp vỏ cứng bên ngoài có vai trò bảo vệ cột sống. Nhân nhầy có vị trí bên trong bao xơ và tồn tại dưới dạng lỏng giúp đĩa đệm co giãn.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm ở bệnh nhân

Đĩa đệm thường có hình dạng thấu kính lồi 2 mặt, đóng vai trò co giãn giúp đốt xương không bị va chạm khi di chuyển. Bên cạnh đó, đĩa đệm còn giúp cột sống không gặp phải những chấn động mạnh nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm được giải thích là do trong quá trình vận động, cột sống không tránh khỏi tổn thương bởi ngoại lực, làm đĩa đệm bị chèn ép quá mức làm bao xơ nứt rách và nhân nhầy chảy ra ngoài. 

Còn theo tiếng anh, thoát vị đĩa đệm có tên gọi là Herniated Disc. Đây là thuật ngữ bao gồm những khái niệm liên quan như: Disc (đĩa đệm), Annulus fibrosus (bao xơ), Ponytail Syndrome (hội chứng đuôi ngựa), Nerve pain (đau thần kinh), Nucleus pulposus (nhân nhầy)…



 

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không ?

Có thể khẳng định rằng, đây là căn bệnh nguy hiểm bởi những hệ lụy mà nó mang lại cho người bệnh nếu không được điều trị dứt điểm. Không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt, thoát vị đĩa đệm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn vận động: Cột sống là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, liên quan trực tiếp tới khả năng vận động của con người. Khi bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến cột sống bị tổn thương không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn khiến vận động hạn chế. 
  • Mất cảm giác và phản xạ gân cơ: Khi cơn đau ngày càng trở nên nhức nhối, xuất hiện với tần suất dày đặc thì sẽ gây ra hiện tượng co cứng cơ, mất cảm giác. Phản xạ của cơ thể cũng bị hạn chế khi người bệnh gặp biến chứng này.
  • Rối loạn tiểu tiện: Là biến chứng thường gặp khi thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng. Không chỉ gây mất cảm giác chi, bệnh còn khiến người bệnh mất khả năng phản xạ khi đại, tiểu tiện. 
  • Teo cơ: Thoát vị đĩa đệm không chỉ làm ảnh hưởng đến cột sống mà còn chèn ép, khiến máu không được lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, các cơ bắp sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và teo dần. Về lâu dài, biến chứng này gây cản trở đến khả năng lao động, sinh hoạt của người bệnh.
  • Bại liệt vĩnh viễn: Là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động và chỉ có thể nằm bất động một chỗ.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo các bác sĩ, đĩa đệm một khi đã thoát vị thì rất khó có thể trở lại vị trí hoàn toàn như ban đầu. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa dứt điểm khi được thay một đĩa đệm mới. Vì vậy, không tồn tại khái niệm chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời, đúng cách, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể phục hồi đến 95% so với thể trạng ban đầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần kiên trì điều trị, áp dụng đúng phương pháp và có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Là tình trạng đĩa đệm nằm giữa đốt sống cổ bị thoát vị, thường xảy ra tại các vị trí đốt sống C5, C6, C7. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ được cho là do sự cộng hưởng của các yếu tố như thoái hóa sinh học, thói quen làm việc, sinh hoạt sai cách, chấn thương và chế độ ăn uống thiếu khoa học…

Bệnh gây ra tình trạng đau cổ vai gáy, có thể lan xuống cánh tay. Người bị thoát vị đĩa đệm cổ thường bị hạn chế vận động, cúi ngửa khó khăn, cảm thấy tê yếu cơ. Tình trạng này thực chất không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng như chèn ép tủy, chèn ép rễ thần kinh cánh tay, rối loạn tiền đình, thậm chí là liệt hoàn toàn…

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phổ biến nhất là vị trí các đốt L4, L5, S1. Đây là hiện tượng đĩa đệm cột sống thắt lưng bị đè nén quá mức, khiến lớp bao xơ bên ngoài rạn rách, nhân nhầy thoát ra bên ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch sang 2 bên, ra trước hoặc chèn vào thân đốt sống

Cũng giống như thoát vị đĩa đệm cổ, thủ phạm gây ra thoát vị ở vùng cột sống thắt lưng xuất phát từ những nguyên nhân nội ngoại sinh khác nhau. Đối tượng chủ yếu của chứng bệnh này là những người lao động nặng, nhân viên văn phòng, công nhân, người cao tuổi… 

Thoát vị đĩa đệm lưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau buốt, tê bì tại vị trí thoát vị mà còn hạn chế vận động, rối loạn đại tiểu tiện, đau dây thần kinh tọa… Trong trường hợp không được điều trị đúng cách, tình trạng thoát vị có thể tiến triển xấu hơn, đồng thời gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như mất phản xạ gân cơ, mất khả năng vận động, teo cơ, tàn phế vĩnh viễn…



 

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Thông qua triệu chứng lâm sàng của bệnh, mọi người có thể chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nào. Tuy nhiên, muốn được chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu như:

  • Chụp x quang: Hình ảnh của phim chụp x quang sẽ cho thấy những tổn thương tại đốt sống, xương sụn…
  • Chụp cộng hưởng từ: Cho bác sĩ thấy hình ảnh của đĩa đệm thoát vị với độ chính xác cao.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Cho những hình ảnh của đĩa đệm thoát vị và những tổn thương gặp phải.

Dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Thông thường, triệu chứng thoát vị đĩa đệm khá giống với những bệnh xương khớp khác nên người bệnh chủ quan không điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có những dấu hiệu điển hình như:

  • Đau nhức lưng: Cơn đau lưng xuất hiện đầu tiên tại vị trí thoát vị đĩa đệm, phổ biến nhất là cột sống cổ và lưng. Cơn đau có tính chất cơ học, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Ban đầu, đau khởi phát từ từ, sau đó tăng dần cả về mức độ và tần suất.
  • Hội chứng rễ thần kinh: Dây thần kinh cổ, vai, cánh tay, lưng, hông, bàn chân bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra những hậu quả như: mất phản xạ, rối loạn cảm giác, teo cơ… 
  • Hạn chế vận động: Với bệnh nhân, những động tác như đi lại, cúi người, nghiêng người sẽ gặp cản trở và khó khăn. Điều này gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt người bệnh.
  • Tê bì: Do đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu khiến máu không thể đi đến các cơ quan như chi, cơ bắp… làm xảy ra tình trạng tê bì. Dấu hiệu này cũng được coi là đặc trưng của triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Tổn thương rễ thần kinh: Khi người bệnh thực hiện ấn vào điểm đau, thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to là báo hiệu tổn thương rễ thần kinh cần được điều trị.
  • Sốt: Cũng là triệu chứng gặp nhiều ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có những cơn sốt cao không rõ nguyên nhân và thường xuyên lặp lại vào thời điểm cố định trong ngày.

Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để bác sĩ tiến hành chẩn đoán, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh quyết định đến 70% khả năng điều trị thành công, không tái phát. Theo thống kê, các yếu tố phổ biến khiến đĩa đệm bị thoát vị gồm có:

  • Do tuổi cao: Là nguyên nhân chiếm đa số những người mắc thoát vị đĩa đệm. Khi con người ở độ tuổi lão hóa, sức đề kháng cơ thể suy giảm, xương khớp, vòng sợi, mâm sụn cũng yếu đi và mất khả năng tái tạo. Khi đó, cơ thể gặp những chấn thương sẽ rất khó để lành lại. Đĩa đệm là cơ quan nối các đốt sống cũng dễ gặp tổn thương khó lành.
  • Do chấn thương: Những tai nạn trong quá trình lao động, chơi thể thao, khi tham gia giao thông, vận động…. làm tình trạng thoát vị đĩa đệm khởi phát. Hơn nữa, những tổn thương, sang chấn lặp lại nhiều lần cũng làm gia tăng tổn thương cho xương khớp mà người bệnh cần đề phòng.
  • Do có nhiều thói quen xấu: Gù lưng, tư thế ngồi không chính xác, ngồi quá lâu, nằm gối quá cao, vác vật nặng không đúng tư thế… đều là những thói quen xấu làm tổn thương đĩa đệm cần tránh.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những người lao động nặng, lái xe, dân văn phòng… là đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm nhất. Nguyên nhân là bởi tư thế làm việc, tần suất vận động gây nên tổn thương cho đĩa đệm.
  • Mang thai: Là yếu tố thường gặp gây ra thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ. Thai nhi phát triển càng lớn, khả năng chèn ép và tạo áp lực cho đĩa đệm càng cao, khiến đĩa đệm bị thoái hóa và thoát vị.
  • Sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá… là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm không thể coi thường. Những chất kích thích này khi đi vào cơ thể người sẽ cản trở sụn khớp hấp thu chất dinh dưỡng, suy giảm dịch khớp và khiến đĩa đệm thoát vị.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Để hạn chế tuyệt đối nguy cơ gặp biến chứng từ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần nắm rõ cách phòng tránh bệnh như sau:

  • Rèn luyện thể lực: Bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, cơ thể bạn sẽ luôn khỏe mạnh, hạn chế quá trình lão hóa và nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
  • Làm việc đúng tư thế: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần thay đổi những thói quen xấu là cách bảo vệ đĩa đệm thiết thực nhất. Với những người thường xuyên ngồi làm việc thì nên vận động và thay đổi tư thế.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh chế độ sinh hoạt, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chú ý thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, hạn chế những thực phẩm có hại và tăng cường món ăn có lợi cho sự phát triển xương khớp. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoát vị đĩa đệm

Cách chữa thoát vị đĩa đệm

Điều trị bằng các phương pháp Tây y

  1. Thuốc tây: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ…. có tác dụng tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 
  2. Phẫu thuật: Là phương pháp được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng được với phương pháp thông thường. Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật thoát vị phổ biến nhất.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

  1. Thuốc nam: Bằng cách kết hợp hoặc sử dụng đơn lẻ một số loại thảo dược đặc trị, tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện đáng kể. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc từ gừng, xương rồng, đu đủ….
  2. Châm cứu: Phương pháp này được thực hiện nhờ việc dùng kim châm để tác động lên một số huyệt vị. Từ đó, mang đến tác dụng giảm đau, lưu thông khí huyết.

Giới thiệu cách chữa thoát vị đĩa đệm dứt điểm ngay tại nhà

Giữa nền y học hiện đại và phát triển, những bài thuốc Nam cổ truyền vẫn được các chuyên gia đánh giá cao bởi sự an toàn và khả năng điều trị vượt trội. Trong số đó, An Cốt Nam luôn năm đầu danh sách ưu tiên của nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bài thuốc đã được chính Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) giới thiệu tại chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” (VTV2).

Trong chương trình này, bác sĩ Toàn đã khẳng định chất lượng vượt trội của An Cốt Nam. Ông cũng hết lời khen ngợi sự sáng tạo của các lương y tại Tâm Minh Đường và An Dược khi đã phát triển An Cốt Nam từ hai bài thuốc cổ trị bệnh xương khớp và thoát vị đĩa đệm nổi tiếng (Độc Hoạt Tang Ký Sinh và Quyên Tý Thang). 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhờ An Cốt Nam

Theo đó, An Cốt Nam tổng hòa đầy đủ các phương pháp tốt nhất: Thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu cùng bài tập hỗ trợ tạo thành “Kiềng 3 chân” vững chắc. Từ đó, bài thuốc tác động nội ứng, ngoại hợp giúp khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, đào thải độc tố, tái tạo đĩa đệm. 

An Cốt Nam không chỉ là một bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm thông thường mà nó được chiết xuất 100% từ thảo dược quý hiếm. Mỗi vị thuốc trong đó đều được lựa chọn tỉ mỉ, cân đo đong đếm về hoạt chất và gia giảm theo TỶ LỆ VÀNG giúp phát huy tối đa công dụng thảo dược. Đơn cử là vị thuốc Sâm Ngọc Linh – Loại sâm tốt nhất thế giới và chỉ mọc ở Việt Nam (xuất hiện ở vùng núi cao trên 1500m tại Kon Tum, Quảng Nam). 

Lộ trình điều trị thoát vị đĩa đệm của An Cốt Nam

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế (1978), Sâm Ngọc Linh chứa đến 52 loại Saponin, số lượng này cao gấp 2 – 3 lần so với Sâm Hàn Quốc và Sâm Trung Quốc. Đặc biệt, Saponin chính là hoạt chất giảm đau tốt nhất nên sẽ hỗ trợ điều trị đau nhức do thoát vị đĩa đệm hiệu quả vượt trội.

Nhờ đó, An Cốt Nam mang đến lộ trình điều trị cụ thể, rõ ràng, khác biệt hoàn toàn so với những phương pháp thông thường. Đa số bệnh nhân cảm nhận thấy kết quả điều trị chỉ sau 2 – 4 tuần. 

Xem thêm video về trường hợp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng An Cốt Nam của cụ bà hơn 80 tuổi tại đây:

Sau hơn 7 năm ứng dụng, An Cốt Nam đã giúp hàng nghìn bệnh nhân trên khắp mọi miền Tổ quốc điều trị thoát vị đĩa đệm cổ thành công đến 95%. Họ là người lao động bình thường đến lao động trí thức, từ người trẻ đến người cao tuổi, trong đó có cả MC, diễn viên Quyền Linh và nghệ sĩ Mạc Can.

Các thống kê và nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm

Theo nhiều số liệu thống kê, độ tuổi dễ mắc thoát vị đĩa đệm nhất từ 20- 55 tuổi. Bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ 82%. 

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về căn bệnh này có thể tham khảo như:

  • Cuốn “Phẫu thuật và thoát vị đĩa đệm cột sống” của PGS.TS Bùi Quang Tuyển (Nhà xuất bản Y học).
  • Cuốn “Phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh cột sống” của Thanh An (Nhà xuất bản trẻ).
  • Cuốn “Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm” của GS.TS Hồ Đức Lương (Nhà xuất bản Y học).

Liên hệ vào số điện thoại sau để được tư vấn chi tiết nhất về trường hợp của bạn!

Thoát khỏi căn bệnh thoát vị đĩa đệm ngay hôm nay!

Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0903.876.437

Author: Bác sĩ Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, quê quán Hà Nội là Thượng tá quân đội về hưu từng công tác tại Học viện Quân Y Việt Nam.

Hiện nay, Bác sĩ Lương Đức Chương đang làm việc tại nhà thuốc Tâm Minh Đường. Bác sĩ Lương Đức Chương là người chịu trách nhiệm nội dung về các thông tin y học truyền tải trên website: https://ancotnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *