Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Chữa Khỏi Không? Triệu Chứng Và Điều Trị

Hinh anh thoai hoa dot song co

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý về thoái hóa xương cột sống khá phổ biến. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, triệu chứng cũng nhiều. Nếu không có cách chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì ?

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ (tên bệnh học trong tiếng anh là: Cervical spondylosis), là một trong những bệnh lý mãn tính khá phổ biến về tình trạng thoái hóa xương cột sống. Bệnh có đặc điểm là tiến triển khá chậm, có mối liên quan mật thiết với tuổi tác và tư thế khi vận động.

Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ ở bệnh nhân

Thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng bởi các tổn thương cơ bản tại xương sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ. Ban đầu, các tổn thương này có thể xuất phát từ việc khớp hư tại một hoặc một số diện đốt sống nào đó hoặc tổn thương tại đĩa đệm, sự viêm và lắng đọng canxi tại các dây chằng dọc cột sống cổ, khiến lỗ ra của rễ thần kinh bị thu hẹp lại….

Tình trạng thoái hóa có thể gặp ở bất cứ đoạn đốt sống cổ nào nhưng phổ biến hơn cả là tại đốt sống C5-C6-C7.


Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không ?

Thoái hóa cột sống cổ được đánh giá là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội với tỷ lệ người lớn tuổi mắc cao, tỷ lệ nam giới và nữ giới mắc gần như tương đương nhau. Không chỉ vậy, do tính chất công việc và cuộc sống hiện đại, hiện nay nhiều người còn trẻ cũng mắc căn bệnh này mà không hay biết.

Những người bị thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu là làm công việc văn phòng, ngồi nhiều trong nhiều giờ liền, ít vận động, ít hoặc không có thói quen luyện tập thể thao hoặc người làm công việc gây ảnh hưởng nhiều đến vùng đầu cổ như khuân vác nặng…

Bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra nhiều phiền toái và khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh khi xương, sụn tại vùng cột sống cổ bị yếu đi theo thời gian. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh, theo các chuyên gia xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh gây đau mạn tính ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động thường ngày.

Tuy vậy, bệnh có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp mà đa số không cần động đến phẫu thuật. Đáng lo ngại nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ chính là việc nó có thể diễn biến thành các biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

Phân loại và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Phân loại thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ được phân loại dựa trên các cấp độ tổn thương và các dấu hiệu điển hình. Theo đó có 10 cấp độ tổn thương do bệnh như sau:

  • Cấp độ 1: Người bệnh ngửa đầu lên nhìn trần nhà và cảm thấy bị co cứng, hơi đau ở cổ.
  • Cấp độ 2: Các cơn đau mỏi cổ xảy ra thường xuyên hơn, đôi khi cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ có thể lan sang vùng vai và lưng.
  • Cấp độ 3: Lúc ngủ dễ bị tụt hoặc trượt khỏi gối. Khi ngủ dậy thì thấy vận động cổ khó khăn và đau đớn.
  • Cấp độ 4: Nhiều khi cánh tay bị tê cứng, khó trở về trạng thái ban đầu. Một số lúc người bệnh có thể bị mờ mắt.
  • Cấp độ 5: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có dáng đi liêu xiêu, thị lực giảm đáng kể và khó đi trên một đường thẳng.
  • Cấp độ 6: Cổ, vùng vai và cả cánh tay bị hạn chế vận động. Thậm chí, người bệnh còn không thể cầm bút để viết.
  • Cấp độ 7: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tăng nặng đến mức việc cầm đũa để gắp thức ăn cũng khó khăn. Người bệnh chỉ có thể dùng thìa khi ăn.
  • Cấp độ 8: Cơ cổ, cơ bắp yếu dần tới mức đi lại khó khăn, không còn sức lực để vận động.
  • Cấp độ 9: Bệnh thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến chức năng đại tiểu tiện, khó quan hệ tình dục.
  • Cấp độ 10: Người bệnh mất hoàn toàn chức năng vận động cổ, vai, gáy… đến mức chỉ có thể nằm hoặc ngồi một chỗ.


 

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống cổ, cần dựa vào:

1. Lâm sàng: Dựa trên các biểu hiện với sự xuất hiện riêng rẽ hoặc đồng thời của 4 hội chứng sau:

  • Hội chứng cột sống cổ: Đau, co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ.
  • Hội chứng rễ thần kinh cổ: Tình trạng đau, tê, kiến bò… do thoái hóa đốt sống cổ có thể lan từ cổ xuống gáy, khớp vai, một hoặc hai bên tay, các đầu ngón tay.
  • Hội chứng động mạch đốt sống: Đặc trưng bởi tình trạng đau nhức đầu tại vùng chẩm, vùng thái dương, vùng trán và cả hai hố mắt vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai…
  • Hội chứng ép tủy: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có dáng đi không vững chắc, các chi yếu, teo hoặc liệt, phản xạ gân xương tăng.

2. Cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để chẩn đoán chính xác hơn:

  • Xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm (bilan viêm).
  • Chụp Xquang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp CT scan.
  • Điện cơ.

3. Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ lâm sàng và cận lâm sàng để xác định bệnh.

Chẩn đoán phân biệt: Để phân biệt bệnh thoái hóa cột sống cổ và các bệnh lý có dấu hiệu lâm sàng tương đương như:

  • Chấn thương đốt sống cổ do nguyên nhân vật lý.
  • Bệnh về ung thư hoặc di căn xương, bệnh về tủy xương.
  • Bệnh u nội tủy hoặc u thần kinh.

Dấu hiệu và triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Trên thực tế, có nhiều trường hợp mắc thoái hóa cột sống ở cổ mà không hề hay biết vì bệnh có thể không có dấu hiệu và triệu chứng gì đặc biệt trong thời gian đầu mắc bệnh. Đến khi các dấu hiệu rõ ràng hơn thì thoái hóa đốt sống cổ đã ở giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì người bệnh có thể thấy một số triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Đau mỏi, nhức nhối: Bắt đầu tại vùng cổ và đặc biệt là khi người bệnh vận động cổ. Sau đó thì triệu chứng này tăng nặng hơn khi cơn đau lan đến gáy, tai. Đôi khi người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể bị vẹo/sái cổ. Cơn đau có thể dội ngược lên đầu, gây đau vai gáy hoặc đau nhức tại vùng đầu chẩm, trán hoặc đau tỏa ra cả bả vai và vùng cánh tay.
  • Khi xoay cổ có cảm giác bị vướng và khó khăn.
  • Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể bị mất cảm giác sâu tại cánh tay và bàn tay gây cảm giác tê liệt.
  • Đau nhức và co cứng cổ tăng nặng vào những hôm “Trái gió trở trời” hoặc nằm ngủ ở tư thế không thuận lợi, khó khăn ngay cả khi muốn quay đầu sang trái/phải, cúi, ngửa cổ.
  • Có trường hợp người bệnh cảm thấy có một luồng điện đột ngột chạy từ cổ, dọc theo xương sống, lan ra các chi tay, chân khi người bệnh cúi đầu về phía trước.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa cột sống cổ là: Sự lão hóa tự nhiên của các tế bào, tổ chức sụn, khớp và nguyên nhân do sụn khớp phải chịu áp lực trong thời gian dài.

Từ hai nhóm nguyên nhân lớn này, ta có thể phân ra các nguyên nhân gây bệnh nhỏ hơn như:

  • Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ do tuổi tác: Tuổi càng cao thì tổ chức xương khớp, mô sụn… cũng theo thời gian mà bị lão hóa. Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ biến gây bệnh nhất.
  • Vận động ở tư thế sai trong thời gian dài: Người làm công việc hay cúi, ngửa cổ, mang vác nặng hoặc nhân viên làm văn phòng ngồi máy tính lâu ít vận động, ngồi bàn làm việc với độ cao của bàn ghế không chuẩn, nằm ngủ ở tư thế sai, dùng gối quá cao hoặc quá thấp… là nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ phổ biến thứ 2.
  • Chế độ dinh dưỡng không cân đối: Ăn thiếu chất đặc biệt là thiếu canxi, magie, vitamin trong thời gian dài, lạm dụng đồ uống và chất kích thích.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Chứng mất nước đĩa đệm, bệnh thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, loãng xương….

Cách phòng tránh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn có thể phòng tránh hoặc khắc phục được nếu người bệnh lưu ý thực hiện những điều sau khi sinh hoạt, làm việc và ăn uống:

  • Khi phải ngồi quá lâu trước máy tính thì cần nghỉ ngơi 5-10 phút, thực hiện xoa bóp, day vùng cổ để làm mềm cơ cổ. Ngoài ra, nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng ngồi lì một chỗ.
  • Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngồi thẳng lưng, hai vai nên được để ở tư thế thoải mái nhất trong quá trình làm việc.
  • Trong lúc ngủ, thường xuyên thay đổi tư thế để tránh vẹo cổ. Không nằm sấp, không dùng gối đầu quá cao.
  • Trong ăn uống: Bệnh nhân cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung thực phẩm phù hợp và tránh xa các loại đồ ăn không tốt:

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Tây Y

1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau thông thường:  Paracetamol, codein, tramadol hoặc dùng opioids liều thấp trong thời gian ngắn
  • Thuốc giúp giảm đau, chống viêm (không chứa steroid): Diclofenac, naproxen, ibuprofen hoặc dùng celecoxib hoặc etoricoxib.
  • Các thuốc có tác dụng giãn cơ.
  • Thuốc giúp ngăn chặn thoái hóa đốt sống cổ với tác dụng chậm: Piascledine, glucosamine sulfate, diacerein… với liều dùng trong ngày theo chỉ định chặt chẽ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, vitamin nhóm B (B1, B6, B12), Pregabalin hoặc mecobalamin.
  • Glucocorticoid: Dùng để tiêm vào cạnh cột sống.
  • Corticosteroid: Dùng đường tiêm nếu có dấu hiệu chèn ép của rễ thần kinh.

2. Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ

Chỉ chỉ định phẫu thuật nếu có sự chèn ép rễ thần kinh /tủy sống hoặc bị trượt đốt sống ở độ 3-4, đã điều trị nội khoa kết hợp phục hồi chức năng sau 3 tháng nhưng không hiệu quả.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y

1. Bài thuốc thứ nhất: Dùng khi bị đau đầu, vai, gáy, lưng trên bị đau và có các điểm đau tại cổ, sờ cổ như có nhịp đập, cử động khó, chân tay đau mỏi, tê cứng, người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ sợ lạnh.

  • Cát căn (15g), quế chi, đương quy, bạch thược, thương truật, xuyên khung, mộc qua (mỗi thứ 9g), cam thảo (6g), tam thất (3g), gừng tươi (3 lát), đại táo (3 quả). Tất cả sắc uống ngày một thang, chia uống 3 lần, dùng trong 10 ngày.

2. Bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ số 2: Dùng cho thể can thận âm hư, đau vùng vai, gáy, lưng, đau lên đầu, chân tay tê và mất cảm giác, đau xuống thắt lưng, đầu gối.

  • Ngưu tất, đan sâm, thục địa (mỗi thứ 12g); Đương quy, tỏa dương, bạch thược, tri mẫu, quy bản, hoàng bá, kê huyết đằng, thố ty tử (mỗi thứ 9g). Tất cả sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng liên tục trong 10 ngày.

Các thống kê và nghiên cứu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Tại Anh, số người mắc thoái hóa đốt sống cổ chiếm 8.8% dân số. Trong khi đó, tại Việt Nam, trong tổng số người bệnh có thoái hóa thì tỷ lệ thoái hóa cột sống cổ chiếm 14%. 

Thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gây tổn thất 15 tỷ USD cho chi phí điều trị mỗi năm, tại Anh. Trong khi đó con đố này tại Mỹ lên đến 40 tỷ USD còn tại Pháp (1989) là 6 tỷ fran.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa đốt sống cổ trong một số tài liệu sau:

  • Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp – Nxb Y học 2016.
  • “Thoái hóa cột sống – Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp” của tác giả Nguyễn Mai Hồng, Nxb Y học 2009.
  • Bài giảng bệnh học nội khoa (tập 2), Nxb Y học 2007.

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà hiệu quả nhất nhờ An Cốt Nam

Cả y học cổ phương và hiện đại đều thống nhất rằng việc điều trị thoái hóa cột sống cổ cần phải đảm bảo được 3 nguyên tắc cốt yếu là: Giải quyết việc khai thông cột sống, tăng cường tuần hoàn máu – giảm đau do tổn thương – nuôi dưỡng, phục hồi cột sống cổ.

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ nhanh nhất nhờ An Cốt Nam

Bám sát vào nguyên tắc điều trị này, Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường và An Dược đã xây dựng nên phác đồ điều trị An Cốt Nam – Dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ chỉ sau 2-3 liệu trình

Sau hơn 10 năm ra mắt với hơn 5000 người bệnh điều trị, phác đồ An Cốt Nam đã chứng minh được hiệu quả thực tiễn của mình, được giới chuyên môn đánh giá cao. Điển hình, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” của đài VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã dành nhiều lời khen ngợi cho bài thuốc và cho rằng An Cốt Nam sẽ mở đường cho việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ không cần phẫu thuật trong thời gian tới.

Nhận định của bác sĩ Toàn về phác đồ điều trị An Cốt Nam

Câu chuyện của anh công nhân Nguyễn Đình Đề (Bình Dương) cũng chính là một nhân chứng sống cho thấy hiệu quả của An Cốt Nam trong điều trị thoái hóa cột sống. Anh Đề được chẩn đoán là mắc thoái hóa đốt sống cổ C5,C6, cơn đau lan qua vai, khiến khả năng vận động bị hạn chế. Sau khi sử dụng An Cốt Nam được 4 liệu trình, giờ đây anh Đề có thể sinh hoạt, đi lại được bình thường.

Độc giả quan tâm có thể theo dõi thêm hành trình chữa bệnh của Anh Nguyễn Đình Đề trong video dưới đây:

An Cốt Nam không chỉ là giúp cho những người công nhân lao động bình thường như Anh Nguyễn Đình Đề thoát khỏi cơn đau thoái hóa cột sống, mà những người nổi tiếng như MC Quyền Linh hay NS Mạc Can cũng đã tin dùng An Cốt Nam và cho hiệu quả điều trị khả quan.

Nghệ sĩ Mạc Can, MC Quyền Linh sử dụng An Cốt Nam

An Cốt Nam là sự tổng hòa của 3 liệu pháp điều trị, tạo thành “Kiềng 3 chân” vững chắc, giúp giải quyết bệnh triệt để, không gây tái phát:

  • Bài thuốc uống chữa thoái hóa đốt sống cổ là tổng hợp của các loại thảo dược quý hiếm, đặc trị bệnh xương khớp đạt chuẩn CO-CQ, được thu hái tại Viện dược liệu (Bộ y tế): Bí Kỳ nam, Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo… Được sắc sẵn dưới dạng cao lỏng và đóng gói theo liều tiện lợi, dễ sử dụng.

Ưu điểm của An Cốt Nam

  • Cao dán là liệu pháp giúp giảm đau hữu hiệu từ ngoài vào trong, được điều chế từ các loại thảo dược có tính ấm nóng như Đại hồi, Địa liền, Quế chi..
  • Vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ với đỉnh cao là kỹ thuật đốt thuốc ống tre Nhật Bản cùng hệ thống bài tập giúp phục hồi cột sống cổ có tác dụng đả thông kinh lạc, đưa máu, dưỡng chất từ thuốc uống tác dụng sâu hơn, ngăn chặn tình trạng thoái hóa thêm của cột sống cổ.

An Cốt Nam – Niềm tin của mọi bệnh nhân xương khớp

Dứt điểm ngay nỗi lo thoái hóa cột sống 

Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, chúng tôi xin cung cấp thông tin liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Author: Bác sĩ Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, quê quán Hà Nội là Thượng tá quân đội về hưu từng công tác tại Học viện Quân Y Việt Nam.

Hiện nay, Bác sĩ Lương Đức Chương đang làm việc tại nhà thuốc Tâm Minh Đường. Bác sĩ Lương Đức Chương là người chịu trách nhiệm nội dung về các thông tin y học truyền tải trên website: https://ancotnam.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *