[Giải đáp] Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt nên hay không?

Bên cạnh các phương pháp chữa trị nội khoa của y học hiện đại, chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cũng được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn để làm giảm các cơn đau nhanh chóng. Vậy cách làm này có thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoát vị hay không? Cách áp dụng chúng như thế nào? Trong quá trình điều trị có cần lưu ý gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bấm huyệt có chữa khỏi được thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ của đĩa đệm bị rách, khiến phần nhân nhầy tràn ra ngoài gây chèn ép thần kinh, tủy sống và hệ thống mạch máu. Các nhân nhầy một khi đã thoát vị thì không thể trở về vị trí cũ, đồng thời cơ thể cũng không thể sản sinh ra đĩa đệm mới. Chính vì thế, khi tình trạng bệnh đã vào giai đoạn muộn, bấm huyệt hay bất cứ phương pháp ngoại khoa nào cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn mà phải cần đến can thiệp của phẫu thuật để loại bỏ khối thoát vị và thay thế đĩa đệm mới.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Như vậy, chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt khi bao xơ đã rách là điều hoàn toàn không thể. Tuy nhiên, biện pháp chữa trị này lại có tác dụng bổ trợ cho các phương pháp nội khoa khác, hỗ trợ quá trình điều trị một cách tối đa, giúp người bệnh giảm đau đáng kể và hồi phục nhanh chóng.

Bên cạnh đó, trong trường hợp bệnh thoát vị mới ở giai đoạn đầu, bao xơ mới có dấu hiệu biến dạng và chưa rách thì việc bấm huyệt có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Bằng việc dùng lực tay tác dụng lên cơ bắp và da, hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, các cơ bắp và gân cốt cũng được thư giãn, giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau nhức. Đồng thời, cùng với việc nắn chỉnh cột sống trong quá trình bấm huyệt, đĩa đệm sẽ dần dần trở về vị trí ban đầu và người bệnh sẽ từ từ hồi phục.

Đối tượng nào nên áp dụng bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn và ít tác dụng phụ, bấm huyệt là phương pháp được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn để giúp giảm nhanh các cơn đau. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách trị liệu này. Việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh mới khởi phát, hoặc đã xuất hiện từ lâu nhưng các tổn thương mới chỉ ở mức nhẹ, bao xơ chưa bị rách và nhân nhầy chưa tràn ra ngoài.

Bên cạnh đó, để có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt, người bệnh cần có thể trạng tốt và đủ sức khỏe để có thể chịu được những tác động mạnh. Đối với những bệnh nhân có kèm theo các vết thương hở, cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xoa bóp.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Để tránh tình trạng co cứng các cơ quá mức và việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất, việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cần phải được thực hiện theo đúng các trình tự sau:

a. Xoa bóp làm giãn cơ

Xoa bóp nhẹ nhàng các vùng cơ lưng và hông được coi là bước khởi động vô cùng quan trọng trước khi kích thích các huyệt vị. Động tác này không chỉ giúp hệ thống cơ được thư giãn mà còn góp phần thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó tránh được hiện tượng co cứng quá mức. Khi xoa bóp, bạn có thể sử dụng thêm một vài loại tinh dầu, đặc biệt là các loại dầu nóng để làm tăng quá trình lưu thông máu, đồng thời tạo cảm giác thư giãn cho người bệnh

b. Day ấn huyệt

Sau khi xoa bóp các cơ lưng và hông chừng 4 phút, chúng ta bắt đầu tiến hành bấm huyệt để kích thích các huyệt đạo. Đầu tiên, hãy sử dụng ngón tay cái để ấn, day và xoay chừng 3 phút tại các huyệt Thận du, Đại trường du và Giáp tích để làm mềm cơ và tăng cường lưu thông tuần hoàn tại chỗ. Sau đó, bạn tiếp tục dùng đầu ngón tay cái để bấm vào các huyệt Đại trường du, Thận du, Cách du, Giáp tích, A thị để kích thích hệ thống thần kinh, giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.

Khi tiến hành bấm huyệt, hãy chú ý để ngón tay cái vuông góc với các huyệt vị để có lực tác dụng tốt nhất. Ban đầu, bạn chỉ nên sử dụng một lực nhẹ tác động lên da, sau đó tăng dần lực lên cho đến khi có cảm giác ê buốt thì dừng lại và giữ nguyên trong vòng 1 phút.

c. Nắn chỉnh đĩa đệm

Bấm huyệt kết hợp nắn chỉnh sẽ giúp đĩa đệm nhanh chóng trở về vị trí cũ . Tuy nhiên, kỹ thuật này tương đối khó và đòi hỏi người thực hiện phải hết sức cẩn thận. Người bệnh cần tiến hành chụp MRI hoặc CT để xác định chính xác những vị trí tổn thương trước khi tiến hành nắn chỉnh. Việc nắn chỉnh chỉ nên diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ 3 đến 5 phút và cần phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh nhân nhầy thoát vị.

Tham khảo thêm: Các bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm

Một vài lưu ý khi sử dụng phương pháp bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm

Mặc dù bấm huyệt là phương pháp chữa trị bệnh rất tốt, song không phải bất cứ ai và bất cứ trường hợp thoát vị nào cũng có thể áp dụng được. Vì thế, bạn nên tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trước liệu bản thân có phù hợp với phương pháp điều trị này hay không. Ngoài ra, việc bấm huyệt nên được thực hiện ở những bệnh viện, cơ sở y tế hoặc phòng mạch uy tín. Bởi, việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt vô cùng phức tạp, đòi hỏi người tiến hành phải có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao mới có thể thực hiện được những kỹ thuật này.

Ngoài ra, để quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất, người bệnh nên phối kết hợp bấm huyệt cùng các phương pháp chữa trị khác nhau. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý hạn chế lao động quá sức và mang vác các vật nặng để tránh tạo áp lực lên cột sống nhé.

Trên đây là một số thông tin xung quanh vấn đề chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt. Hy vọng qua bài viết, độc giả đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho chính mình và mọi người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *