Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị không cần phẫu thuật hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là một căn bệnh xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều người trẻ mắc phải. Gây ra nhiều phiền toái nhất định, giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh nếu như không được phát hiện và sử dụng cách chữa trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Sơ lược thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng nhân nhầy thoát ra bên ngoài do bao xơ yếu. Từ đó là cho các đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, có thể gây ra hiện tượng chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống, gây ra sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh thậm chí còn ảnh hưởng đến các vận động,…

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó đặc trưng nhất là những cơn mỏi và đau vai gáy. Đây là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau khiến cho người bệnh khó khăn khi phân biệt. Một vài triệu chứng cụ thể dưới đây sẽ giúp cho bạn dễ dàng nhận biết hơn đây:

➣ Dấu hiệu lâm sàng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Dấu hiệu này thường không xuất hiện ở người bệnh và những triệu chứng này thường không đồng nhất với nhau. Chủ yếu là đau nhức trên diện rộng, đau lưng, các vận động khó khăn hơn trước. Ngoài ra còn có tức ngực, khó tiểu, đau một bên lồng ngực hoặc bị táo bón

➣ Dấu hiệu cận lâm sàng: Đĩa đệm không ở đúng vị trí, phát hiện ra khối nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu, các dây thần kinh và tủy sống có dấu hiệu bị chèn ép.

➣ Biểu hiện tăng theo cấp độ: Ban đầu bệnh nhân sẽ thấy cổ bị cứng, quay lại khó khăn. Sau đó cơn đau tăng dần xuống vai theo từng ngày. Thấy được một cánh tay hoặc cả hai cánh bị tê bì, sự khéo léo bị mất. Thỉnh thoảng có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, nấc cục.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được biểu hiện bởi nhiều dấu hiệu khác nhau nên đương nhiên nguyên nhân gây ra bệnh cũng sẽ do nhiều hướng khác nhau. Các chuyên gia về xương khớp đã nói có một số tác động chủ quan và khách quan đến việc phát triển bệnh. Đó là:

? Thói quen sinh hoạt, lao động không khoa học: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh. Tư thế làm việc không đúng, thường xuyên mang vác nặng, ngồi lệch sang 1 bên, ngủ ngồi,… ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng của các đốt sống.

? Do vấn đề tuổi tác: Không trừ giới tính, cứ độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ càng cao. Nhất là tầm từ 40 – 50 tuổi. Nguyên nhân do người cao tuổi đã bị lão hóa, đàn hồi kém, sức đề kháng yếu nên lại càng dễ mắc hơn.

? Do di truyền: Nếu như trong gia đình có người thân từng có tiền sử mắc thoát vị đĩa đệm cổ thì khả năng con cháu sau này bị mắc phải sẽ khá cao. Do các nhà nghiên cứu đã tìm thấy người bị xương khớp có cùng một gen trội. Sẽ gây ra bệnh khi ở độ tuổi trưởng thành.

? Do từng bị tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn: Những chấn thương này sẽ gây áp lực lên đốt cột sống từ đó làm sai lệch đi một phần.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Đây là một băn khoăn phổ biến của những ai đang gặp tình trạng này. Tuy nhiên do tâm lý người bệnh thường hay chủ quan, coi thường nên việc chữa trị thường chậm trễ. Chính vì vậy bệnh có thể gây nên hàng loạt những biến chứng nguy hiểm. Mà nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến tính mạng. Nhẹ hơn xíu thì là bị thiếu máu não, liệt vĩnh viễn, chứng bệnh chèn ép lên tủy sống, ống cột sống cổ hẹp,…

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường gặp c4 c5 c6 c7

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c4 c5 c6 c7 thường gặp phổ biến hơn các vị trí khác. Nguyên nhân của sự phổ biến này là do đây là những đốt nằm ở vị trí cuối, chịu nhiều tác động hơn những đốt bên trên. Vì vậy dễ dàng bị tổn thương hơn.

Ban đầu người bệnh sẽ ít nhận thấy sự ảnh hưởng của nó vì các triệu chứng không rõ rệt. Tuy nhiên càng để lâu thì những cơn đau, sự tê bì càng xuất hiện nhiều. Nó sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc có thể ảnh hưởng suốt cả đời như ảnh hưởng về thần kinh, teo cơ, liệt nửa người hoặc bị rối loạn về cảm giác,…

Vậy bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ được điều trị như thế nào?

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiện nay. Tuy nhiên từ thuộc vào mức độ của bệnh, tình trạng sức khỏe, kinh phí điều trị,… để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, an toàn nhất.

Đó có thể là điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, cấy chỉ hay sử dụng thuốc Tây y và các bài thuốc Đông Y,… Tuy nhiên nhìn chung cách điều trị này sẽ là làm cho nhân nhầy trở lại vị trí ban đầu hoặc gần như ban đầu. Đồng thời ngăn chặn tình trạng sưng viêm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Khi nào thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được chỉ định mổ

Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định mổ trong trường hợp ứng dụng các phương pháp điều trị truyền thống không hiệu quả, tình trạng thoát vị đang ở mức độ nặng hoặc theo nhu cầu của bệnh nhân có mong muốn mổ,…

Trước khi thực hiện mổ thì các bác sĩ cần thăm khám một cách cẩn thận, thực hiện các xét nghiệm liên quan. Vì đây là phương pháp ẩn chứa khá nhiều rủi ro đi kèm nên họ ít khi áp dụng trong việc điều trị bệnh, trừ những trường hợp bất khả kháng mà thôi.

Xem ngay: Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? chi phí mổ bao nhiêu tiền?

Bài thuốc Đông y gia truyền điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mà không cần phẫu thuật

Hiện nay xu hướng tìm kiếm các bài thuốc Đông Y để điều trị bệnh thoát vị đốt sống cổ ngày càng nhiều. Trong đó nổi bật là bài thuốc An Cốt Nam. Bài thuốc điều trị hiệu quả nhất của Tâm Minh Đường. An Cốt Nam được bào chế từ những nguyên liệu tự nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ mà đạt được hiệu quả nhanh chóng. Được rất nhiều bệnh nhân tin dùng và phản hồi hiệu quả tích cực.

Tìm hiểu thêm: 7 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho người đọc kiến thức hữu ích về bệnh. Bạn nên nhớ tình trạng này cần được điều trị kịp thời để tránh gây biến chứng nguy hiểm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *