Thoát vị đĩa đệm, căn bệnh không xa lạ với nhiều người nhưng lại gây ra những khó chịu nhất định. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ
Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm giữa các đốt sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu, và vòng sợi bao quanh phía ngoài đĩa đệm có tình trạng bị rách, nhân nhầy trong đĩa đệm từ vị trí rách đó mà tràn ra bên ngoài. Tiếp đến các nhân nhầy sẽ có thể chèn ép vào các ống sống hoặc các rễ thần kinh sống.
Do bị chèn ép từ nhân nhầy, các ống sống hoặc các rễ thần kinh sống sẽ chịu một vài thương tổn nhất định. Mức độ của các tổn thương này được biểu hiện bằng tình trạng các cơn đau của người bệnh.
Và thông thường, các vị trí của bệnh sẽ nằm ở các đốt sống cổ hoặc các đốt sống vùng thắt lưng.
NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN VÀ CÁC YẾU TỐ TIỀM ẨN DẪN ĐẾN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Đối với căn bệnh này, thông thường sẽ có 5 nguyên nhân chính như sau:
? Chế độ làm việc, sinh hoạt và các hoạt động thể thao sai tư thế
? Do yếu tố về tuổi tác
? Do yếu tố liên quan đến chấn thương đã từng bị
? Các bệnh lý bẩm sinh liên quan cột sống
? Cuối cùng là yếu tố di truyền
Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm còn một số nguyên nhân tiềm ẩn khác nữa, đó là:
? Cân nặng của cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng.
? Các công việc lao động chân tay nhiều
? Thói quen ít vận động
? Sử dụng chất kích thích, có cồn
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM RA SAO
Triệu chứng chung nhất của bệnh nhân đó chính là: Những cơn đau và sự hạn chế vận động tùy theo khu vực thoát vị.
Đầu tiên là những biểu hiện của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng.
Các biểu hiện chính bao gồm:
➢ Đau vùng lưng do chấn thương hay làm việc quá sức nhiều.
➢ Đau từ vùng thắt lưng sau đó lan dài xuống chân.
➢ Đau khi đi, đứng thậm chí là rặn.
➢ Kèm với đó, có thể phát hiện sự phù nề các mô xung quanh ở bệnh nhân.
Tiếp theo là những hiện tượng của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ.
Các hiện tượng chính bao gồm:
➢ Đau ở diện rộng, từ 1 cho đến 2 đốt sống cổ, cơn đau lan ra vùng bả vai, cánh tay, hoặc sau đầu.
➢ Hiện tượng tê và ngứa sẽ xảy ra từ cổ rồi lan ra xung quanh
➢ Hạn chế vận động
➢ Yếu cơ
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như: Đau ngực và khó thở.
(Biểu hiện chung của người bệnh)
Cùng với việc phân chia các vị trí đau, bệnh thoát vị đĩa đệm còn được chia ra làm 4 giai đoạn chủ yếu. Trong đó giai đoạn một và hai là hai giai đoạn rất cần được chăm sóc để bệnh không chuyển biến nặng, nhưng triệu chứng của hai giai đoạn này rất khó để nhận biết đúng bệnh được. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Giai đoạn đĩa đệm bị phồng.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện một vài cơn đau nhẹ thoáng qua vùng cổ hoặc lưng, nhưng không nhiều và không kéo dài nên người bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau cơ thông thường.
Giai đoạn 2: Giai đoạn đĩa đệm bị lồi ra khỏi đốt xương.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm nhận rõ hơn các cơn đau vùng cổ hoặc lưng, các cơn đau cũng kéo dài hơn và mạnh hơn ban đầu. Và cho tới giai đoạn hai thì bao xơ vẫn chưa có rách hoặc nếu có cũng chỉ là vết nhỏ. Điều trị và vận động, nghỉ ngơi hợp lý có thể sẽ hồi phục lại như ban đầu.
Có một vài trường hợp trong giai đoạn này đã xuất hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh, người bệnh sẽ có kèm theo một số triệu chứng của tê tay hoặc chân ở mức độ nhẹ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn đĩa đệm đã thoát vị thực thụ.
Bước sang giai đoạn 3, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau lớn dần hơn, rõ ràng hơn, đặc biệt là trong các trường hợp: Khi vận động, làm việc dùng sức nhiều, đi bộ và cảm thấy cơ bắp bị yếu đi nhiều.
Cùng với đó, người bệnh sẽ cảm thấy tê, dấu hiệu tê sẽ đi từ vị trí đau, lan ra xung quanh, lan lên cánh tay và chân, khiến cho người bệnh vận động khó khăn và hạn chế.
Nhưng cho đến lúc này khối nhân nhầy thoát ra vẫn chưa còn là một khối.
Giai đoạn 4: Giai đoạn khối thoát vị tách thành mảnh rời.
Giai đoạn này là giai đoạn nguy hiểm và nặng nhất của bệnh.
Khối thoát vị sẽ có thể tách ra thành nhiều mảnh di chuyển lên xuống xung quanh cột sống, điều này sẽ làm xuất hiện thêm các bệnh lý ở cột sống với những mức độ khác nhau và nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng trực tiếp tới các dây thần kinh.
Khi đến giai đoạn 4, bệnh nhân sẽ chịu đựng những cơn đau, đớn rất lớn, tay chân tê bì, mệt mỏi, biếng ăn, không tự động di chuyển được kèm với cả không kiểm soát được đại tiện, tiểu tiện.
Và đó là 4 giai đoạn diễn tiến của bệnh thoát vị đĩa đệm.
SƠ LƯỢC VỀ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG THƯỜNG GẶP
Dựa vào định nghĩa mà ta đã nói ở phần trên, thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm ở vị trí cột sống thắt lưng bị thoát ra ngoài và các nhân nhầy chèn ép lên các dây thần kinh dọc theo các đốt sống của cột sống vùng thắt lưng.
Cũng phải nói thêm rằng: Thắt lưng là vị trí thường gặp nhất ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Cụ thể hơn nữa, chúng ta có các vị trí xuất hiện tình trạng này đó chính là: Đốt xương ở vị trí L4 – L5 và từ L5 cho đến S1.
Mà theo giải phẫu sinh lý học, L4 – L5 có nghĩa là các đốt xương ở vị trí cuối trong nhóm xương đốt sống vùng thắt lưng và S1 là đốt sống đầu tiên của nhóm xương cùng.
(Các biến chứng mang nhiều nguy hiểm của bệnh)
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5, l5 s1 và cách điều trị không cần phẫu thuật
VẬY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG
Theo các chuyên gia Y học kết hợp cùng các khảo sát thực tế đã cho thấy: Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, điều đó có thể gây ra yếu cơ, không kiểm soát thậm chí là liệt một phần hoặc toàn thân.
Thoát vị đĩa đệm còn nguy hiểm bởi những biến chứng của căn bệnh, một số các biến chứng thường có thể sẽ gặp phải là: Vận động gián đoạn, yếu, tê liệt cơ và chi, mất hoặc rối loạn cảm giác, mất kiểm soát đại tiểu tiện,….
Và may mắn là chúng ta có cách có thể giúp cho người bệnh tránh được những biến chứng này và cách đó chỉ có thể có hiệu quả khi người bệnh thực hiện những điều sau:
✔ Thứ nhất, ăn uống kiêng cử: Người bệnh cần phải kiêng cữ các loại đồ uống có cồn, đồ uống có gas,,…. Các loại thực phẩm không tiêu, thịt mỡ, xúc xích, bơ và dăm-bông,… có cả bánh ngọt và kẹo đều không nên ăn vì đây đều là những thứ không thích hợp và không mang đến dinh dưỡng cao nhất cho người bệnh.
✔ Thứ hai, sinh hoạt và vận động thích hợp: Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải sinh hoạt lành mạnh, vận động nhẹ nhàng. Quan trọng nhất là hạn chế tối đa các hoạt động dùng sức, các vận động phải được làm một cách từ từ không gấp gáp, di chuyển trên đường hạn chế những cung đường xấu, sốc,..
Chỉ cần hai điều trên cũng đã hạn chế rất nhiều rủi ro do các biến chứng của bệnh mang lại.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG HÌNH ẢNH
Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh, các y bác sĩ sẽ thực hiện tối thiểu hai phương pháp cận lâm sàng sau đây:
➤ Chụp X-Quang quy ước:
X-Quang quy ước là điều đầu tiên các bác sĩ chỉ định cho người bệnh nghi ngờ thoát vị đĩa đệm.
X-Quang quy ước giúp các bác sĩ có thêm sự chắc chắn trong chẩn đoán cho bệnh nhân, tiếp đó là giúp cho các y bác sĩ nhận biết được đoạn nào là thoát vị thông qua hình ảnh bất thường trong phim X-Quang như lệch hoặc vẹo ở cột sống, mất ưỡn cột sống hay hẹp khoang ở gian đốt sống.
Kèm với đó, phim X-Quang sẽ cho các bác sĩ đánh giá được một số tổn thương khác của đốt sống như: Mất vững cột sống, khuyết eo, trượt đốt sống.
➤ Chụp cộng hưởng từ (MRI):
Chụp cộng hưởng từ (MRI) được coi là cận lâm sàng có “giá trị vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.
MRI cho phép các y bác sĩ nhìn được đĩa đệm, khối thoát vị, vị trí thoát, mức độ thoát là như thế nào.
➤ Chụp cắt lớp vi tính có thể kết hợp với chụp bao rễ cản quang:
Biện pháp chụp ảnh này được chỉ định khi người bệnh không thể tự thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI được.
Tuy kết quả không bằng MRI nhưng vẫn có giá trị cho người bác sĩ chẩn đoán và tiên lượng mức độ của bệnh.
Và đó là 3 phương pháp chụp phim thông thường nhất giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh.
(Phim MRI chụp một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm)
LIỆU THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG
Để trả lời chính xác bệnh có chữa khỏi được không thì quả là rất khó, ngay cả các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm nhưng nếu nói chắc chắn 100% bệnh thoát vị đĩa đệm có hoàn toàn chữa được hay không là không thể.
Lý do là bởi vì bệnh tình của mỗi là luôn khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn nên các phương pháp chữa trị cũng sẽ khác nhau và mức độ nặng nhẹ cũng như khả năng điều trị khỏi hoàn toàn, phục hồi hoàn toàn hay không thể phục hồi.
Trong đó 3 yếu tố quan trọng để đánh giá bệnh nhân có hồi phục được như ban đầu hay không, đó chính là: Giai đoạn của bệnh, tinh thần của người bệnh và phương pháp điều trị của các bác sĩ.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ
Khi người bệnh cảm thấy các cơn đau ở chỗ vùng thắt lưng hoặc vùng cổ có hiện tượng lan tới cánh tay hoặc chân. Bên cạnh đó, nếu có những biểu hiện phụ đi kèm như tê bì, xảy ra hiện tượng yếu và đau nhức cơ,….. Lúc này bạn nên đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán căn bệnh.
Nếu như kết quả là bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ tùy theo giai đoạn và mức độ được chỉ định điều trị bằng liệu pháp có dùng thuốc hay không dùng thuốc, cụ thể:
Đối với phương pháp chữa trị không dùng thuốc:
Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng chung của bệnh cũng như là sức khỏe người bệnh, đưa ra các chỉ định với các phương pháp như:
Nghỉ ngơi, vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, áp dụng phương pháp kéo nắn xương Chiropractic nếu thích hợp.
Xoa bóp, châm cứu và bấm huyệt để giảm các cơn đau cho người bệnh. Chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn và điện phân cũng có tác dụng tương tự vậy.
Các phương pháp này đều có một điểm chung là ít biến chứng cho người bệnh vì không phải sử dụng thuốc nhiều hay can thiệp ngoại khoa sớm.
Nhưng đối với một vài trường hợp, bắt buộc phải dùng thuốc và phẫu thuật thì mới có thể chữa trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân.
Về phần thuốc, sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc tùy theo từng người bệnh, nhưng cơ bản sẽ chia thành các nhóm sau:
Nhóm thuốc giảm đau đơn thuần: Thông thường là Paracetamol.
Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Diclofenac hay Meloxicam
Nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal (được chỉ định trong trường hợp có hiện tượng căng cứng cơ).
Nhóm thuốc bồi bổ thần kinh: Vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12.
Và nếu các thuốc giảm đau trên không đáp ứng với người bệnh, kèm với đó người bệnh có dấu hiệu phù tủy có thể sẽ phải sử dụng Methylprednisolon đường tĩnh mạch, liều cao trong thời gian ngắn và giảm liều dần theo chỉ định của bác sĩ.
Trong đó, nếu cảm thấy các loại thuốc Tây y có thể gây nhiều biến chứng, khó chịu cho người bệnh. Các bác sĩ cũng sẽ có giới thiệu đến người bệnh thoát vị đĩa đệm một bài thuốc Đông y hữu hiệu mang tên An Cốt Nam.
Trong trường hợp các phương pháp bảo tồn như trên vẫn không thể đáp ứng cơn đau của người bệnh trong từ 6 đến 7 tuần, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng có thể xem xét chỉ định phẫu thuật từ bác sĩ như:
Bệnh gây đau dây thần kinh tọa nặng, thuốc giảm đau không có tác dụng.
Bệnh nhân tái phát sau mổ
Bệnh nhân có xảy ra biến chứng.
Và một khi có chỉ định phẫu thuật, các bác sĩ sẽ làm thường sẽ thực hiện một trong hai phương pháp sau:
Vi phẫu thuật hoặc nội soi để lấy khối thoát vị ra ngoài.
(Các bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật cho một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm)
Xem ngay: Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý ĐỂ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ
Để quá trình điều trị bệnh được diễn ra tốt đẹp và mang lại kết quả tốt nhất, người bệnh phải lưu ý một số điều sau đây:
Thứ nhất, lựa chọn cơ sở khám, bác sĩ và điều trị uy tín, có đủ khả năng để chẩn đoán và thực hiện các chỉ định về bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Thứ hai, tuân thủ và tin tưởng vào các chỉ định của bác sĩ, thực hiện nghiêm túc và nhanh chóng các chỉ định đưa ra.
Thứ ba, điều trị căn bệnh này là một điều trị lâu dài, cần phải kiên trì thực hiện theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ để sớm ngày bình phục.
Cuối cùng, qua bài viết này, chúng tôi tin rằng bạn đã biết thoát vị đĩa đệm là gì? Và tất cả mọi điều xung quanh căn bệnh.
Chúc các bạn có được một sức khỏe thật tốt.