Thủ phạm gây chứng đau lưng mỏi gối tê tay và cách phòng ngừa

Đau lưng mỏi gối tê tay thường xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Việc điều trị căn bệnh này chưa bao giờ là điều đơn giản. Chính vì vậy, người bệnh nên cần sớm nhận biết được những thủ phạm gây đau lưng mỏi gối tê tay cũng như cách phòng ngừa để căn bệnh không có cơ hội tiến triển nặng hơn.

Đau lưng mỏi gối tê tay là biểu hiện bệnh gì?

Đau lưng mỏi gối tê tay là hàng loạt bệnh thường đi kèm với nhau. Căn bệnh thường gây phiền toái nhiều đến sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh. Vậy đau lưng, mỏi gối, tê tay là biểu hiện của những bệnh lý gì?

Đau lưng là biểu hiện bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm

Khi các đĩa đệm bị thoái hóa sẽ khiến cho các bao xơ bị rách và nhân nhầy bị thoát ra ngoài. Từ đó sẽ chèn lên các dây và rễ thần kinh gây nên tình trạng đau đớn cho người bệnh.

Gai cột sống

Gai cột sống cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng. Khi phần xương chìa ra như gai gây sự cọ xát lên các phần mềm xung quanh hoặc những xương khác sẽ gây nên những cơn đau đột ngột. Cơn đau thường xuất hiện dọc theo phần cột sống lưng hoặc lan xuống hai bên chân.

Bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa gây nên tình trạng đau lưng như u nang buồng trứng, u tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…

Thêm vào đó, khi phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cũng xảy ra hiện tượng bị đau lưng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Khi tình trạng thoái hóa xảy ra ở các sụn khớp và đĩa đệm sẽ tạo nên những cơn đau vùng lưng. Cơn đau xảy ra khi vặn mình, cúi mình hoặc mang vác đồ vật nặng.

Mỏi gối là biểu hiện bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp

Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng khi người bệnh thức dậy hoặc khi người bệnh không thường xuyên cử động trong một khoảng thời gian dài. Đầu gối bị tê mỏi và gặp khó khăn trong quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày.

Viêm gân bánh chè

Tình trạng viêm gân bánh chè thường gặp ở những người thường xuyên vận động, hay chơi thể dục, thể thao… Đây chính là nguyên nhân gây nên các cơn đau tê và nhức mỏi cho vùng đầu gối.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Triệu chứng này thường kéo dài từ 2 tuần trở lên. Các vùng xung quanh khớp gối thường gây nên cảm giác sưng đỏ và đau nhức. Ngoài bị đau khớp gối, người bệnh còn bị sốt cao.

Thoái hóa khớp gối

Theo thời gian, lớp sụn tại vùng đầu gối sẽ bị bào mòn và sẽ khiến cho các đầu xương cọ xát với nhau gây nên những cơn đau. Kèm theo đó là hiện tượng khớp gối bị sưng, tê bì và co cứng.

Tê tay – Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng tê tay xảy ra khi người bệnh bị thiếu hụt các vitamin cần thiết như B1, B6, B12 hoặc do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc hóa trị, hút thuốc lá cũng gây nên chứng tê tay.

Triệu chứng tê tay còn thường gặp ở những người mắc các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp dạng thấp…

Xem thêm: Đau lưng không cúi, đứng thẳng được nguyên nhân do đâu và cách chữa trị

Cách nhận biết và chẩn đoán đau lưng mỏi gối tê tay

Đau lưng

Tình trạng đau lưng xảy ra liên tục và âm ỉ kéo dài. Nó tạo nên cảm giác khó chịu và nhức nhối gây khó khăn trong việc đi lại. Đau lưng xảy ra ở các cơ cạnh sống, cột sống, dọc theo dây chằng cột sống và theo các dây thần kinh.

Mỏi gối

Khi bị mỏi gối, người bệnh sẽ không đi lại được nhiều và thường xuyên xuất hiện cảm giác mệt mỏi, rã rời. Những cơn đau diễn ra âm ỉ và liên tục, đặc biệt là những khi trái gió trở trời.

Tê tay

Tê tay khiến cho người bệnh bị mất đi cảm giác. Tình trạng này xảy ra do thần kinh bị chèn ép hoặc mạch máu bị tắc nghẽn gây nên sự rối loạn cảm giác. Người bệnh bắt buộc phải liên tục nắm tay để giảm cảm giác tê nhức.

Điều trị đau lưng mỏi gối tê tay như thế nào?

Điều trị ngoại khoa

Việc điều trị ngoại khoa thường áp dụng trong trường hợp người bệnh bị chấn thương hoặc đã từng điều trị bằng nội khoa nhưng không mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, việc điều trị bằng ngoại khoa trong một số trường hợp lại gây nhiều biến chứng và nguy hiểm cho người bệnh.

Điều trị nội khoa

Người bệnh điều trị nội khoa có thể lựa chọn giữa 2 phương pháp là Tây Y hoặc Đông Y.

Tây y

Sử dụng các loại thuốc Tây Y để điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, tê tay sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng và tức thời. Tuy nhiên, bệnh sẽ có nguy cơ tái phát lại sau khi người bệnh ngưng sử dụng. Thêm vào đó, thuốc Tây sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, gây nên các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, loãng xương…

Đông y

Giải pháp điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, tê tay bằng Đông Y thường đem đến hiệu quả an toàn và bền vững. Tuy nhiên, để thấy được kết quả điều trị, người bệnh phải thực sự kiên trì.

Các vị thuốc Đông y hay dùng để điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, tê tay phải kể đến như Đinh Lăng, Ngải Cứu, Tang Kí Sinh, Đương Quy…

Chế độ ăn uống và tập luyện khi bị đau lưng mỏi gối tê tay

Chế độ ăn uống

Khi bị đau lưng, mỏi gối, tê tay, người bệnh nên:

  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh như cải xanh, bắp cải, bông cải…
  • Ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C và chất xơ như đu đủ, dứa, cam, chanh…
  • Bổ sung uống nhiều nước.
  • Kiêng sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho người bị đau xương khớp như hải sản, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…

Chế độ tập luyện

  1. Bài tập co gối vào ngực

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng và khép.
  • Một chân co, chân còn lại vẫn duỗi thẳng.
  • Hai tay giữ đầu gối, kéo về phía bụng và áp sát vào ngực. Ép cột sống xuống sàn nhà, giữ trong 5 đến 10 giây sau đó trở về vị trí ban đầu.
  1. Bài tập cho cánh tay – bàn tay – vai

Cách thực hiện:

  • Thực hiện tư thế ngồi hoặc đứng sao cho chân rộng bằng vai.
  • Dùng ngón tay bên phải và lòng bàn tay ôm vào vai trái. Bóp chậm và lần lượt từ bàn tay đến các ngón, từ vai đến cánh tay. Tiến hành lặp lại ít nhất từ 3 đến 5 lần.

Có thể nói, đau lưng mỏi gối tê tay là căn bệnh thường gây nên rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm bắt được những đặc điểm của bệnh và nhanh chóng tìm ra cho mình được phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Đau lưng lan xuống chân trái phải là do đâu? Làm sao để nhận biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *