Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả không cần phẫu thuật

Gai cột sống là bệnh xương khớp phổ biến ở tuổi trung niên trở lên. Bệnh gây nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt, và nếu để lại biến chứng thì còn nguy hiểm hơn nữa. Hãy tìm hiểu những thông tin cụ thể về bệnh trong bài viết dưới đây!

Sơ lược về bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một dạng của thoái hóa cột sống, điển hình bởi tình trạng tạo thành các gai xương mọc chĩa ra phía bên ngoài cũng như ở 2 phần bên cột sống. Gai cột sống hình thành do sự phát triển thêm xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp. Nguyên nhân là do bệnh viêm mạn tính cột sống, người bệnh dính chấn thương, canxi lắng đọng trên dây chằng hay gân tiếp xúc gần với đốt sống.

Vị trí của gai đốt sống xuất hiện nhiều trên xương cột sống cổ, cột sống thắt lưng và cột sống ngực. Thông thường, gai sẽ mọc ở mặt trước và phía 2 bên cột sống chứ rất ít trường hợp mọc tại phía sau. Vì vậy, nguy cơ chèn lên rễ thần kinh, tủy sống mang tỷ lệ thấp. Với những trường hợp người bệnh có nguy cơ chèn ép thấp, họ thường không phát hiện ra và có thể chung sống hoà thuận với nó cả đời.

Bệnh gai cột sống phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên. Nếu chia theo độ tuổi, nam giới ở tuổi dưới 45 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới, nhưng nữ giới sau 45 tuổi thì lại có xu hướng dễ mắc hơn. Giống như nhiều bệnh xương khớp khác, bệnh này thường có tỷ lệ mắc ngày càng cao theo sự tăng dần của độ tuổi.

Dấu hiệu của bệnh gai cột sống

Căn bệnh này thường không có dấu hiệu rõ ràng nên nhiều người bệnh khá lo lắng. Họ không biết tình hình tiến triển của bệnh tới đâu nên sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp một số biểu hiện thường gặp:

  • Cột sống và một vài vị trí lân cận xuất hiện tình trạng mất cảm giác hoặc có những cảm giác từ trước tới nay chưa có.
  • Cột sống bị đau cũng có thể do bệnh gai cột sống.
  • Phần cổ, thắt lưng hay những vị trí liên quan có cảm giác đau nhức thường xuyên.
  • Cơ chân, cơ tay yếu hơn bình thường.
  • Khi vận động mạnh dấu hiệu đau tăng lên, khi được nghỉ ngơi các cơn đau sẽ giảm xuống.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, những cơn đau đi dọc theo thắt lưng rồi đi xuống 2 chân, còn đau từ cổ truyền tới 2 cánh tay.
  • Trong những tình huống khẩn cấp, dễ có tình trạng mất tự chủ đại – tiểu tiện.
  • Dây thần kinh bị rối loạn, chèn ép với một số biểu hiện điển hình (tiết mồ hôi nhiều hơn, tụt huyết áp, khó thở, mất cân bằng…).

Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Đầu tiên, khi có có tình viêm khớp xương hay thoái hoá làm hạ độ chắc chắn của cột sống, kích thích sự thích ứng của xương sống bằng việc mọc thêm những nhánh xương hay gai xương để bảo vệ xương sống. Trong quá trình này hình thành lên các gai cột sống. Ngoài ra, những động tác vận động, thói quen bê vác vật nặng, tư thế ngồi học, ngủ bị sai,… cũng là các nguyên nhân bổ sung cho tình trạng tổn thương cột sống.

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gai cột sống:

  • Độ tuổi: Các bộ phận trong cơ thể đều có sự lão hoá theo thời gian, bao gồm cả thoái hoá cột sống. Chính vì vậy, càng lớn tuổi nguy cơ mắc các bệnh xương khớp càng cao.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên bê vác vật nặng, những tư thế sai khi vận động, đi đứng, ngồi học hay ngủ… đều dễ gây ra tổn thương cho cột sống.
  • Cột sống bị chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… đều có thể làm sụn khớp tổn thương.
  • Lắng đọng canxi: Người lớn tuổi gặp tình trạng đốt sống bị thoái hoá dễ dẫn tới tích tụ canxi trong cơ thể.
  • Bệnh viêm cột sống mạn tính: Tình trạng viêm làm cho sụn cột sống bị bất thường khiến quá trình vận động trở nên khó khăn hơn. Theo trạng thái tự nhiên, cơ thể sẽ có những dấu hiệu điều chỉnh cho xương, tuy nhiên nhiều lúc lại phản tác dụng khi hình thành gai xương.
  • Một số nguyên nhân khác: Vận động mạnh, người bị thừa cân béo phì, người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác,… có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các biến chứng do bệnh gai cột sống có thể gặp phải

Bệnh xương khớp này có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, kịp thời:

  • Dây thần kinh cột sống bị ảnh hưởng.
  • Chức năng đại tiểu tiện bị rối loạn.
  • Chức năng cơ bắp bị ảnh hưởng nặng nề khi bệnh lan ra các vùng khác.
  • Cảm giác rối loạn, 2 chân bị liệt.
  • Gây ra bệnh viêm màng não hay màng não bị nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt thông thường, làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Thậm chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Các xét nghiệm chẩn đoán gai cột sống

Chẩn đoán chính xác bệnh là điều vô cùng quan trọng giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Các loại xét nghiệm được chỉ định bao gồm:

  • Những xét nghiệm điện học: Xét nghiệm với mục đích đo độ tổn thương của dây thần kinh cuộc sống. Ngoài ra, người bệnh còn cần thực hiện xét nghiệm dẫn truyền thần kinh – EMG/NCV và điện cơ – EMG để loại trừ nguyên nhân bệnh do bị chèn dây thần kinh ngoại vi.
  • Tiến hành chụp X-quang: Phương pháp này giúp bạn xác định xương đang tổn thương ở mức độ nào: do mất sụn, thoát vị hay do khớp thay đổi? Từ đó, tìm được vị trí gai xương và đo độ ảnh hưởng.
  • Xét nghiệm máu: Đây là cách giúp bạn loại trừ các nguyên nhân do mắc bệnh khác.
  • Chụp MRI – Cộng hưởng từ: Nhằm rõ tình hình đĩa sụn có bị tổn thương không hay có hiện tượng chèn ép dây cột sống.
  • Chụp CT scan: Phương pháp đưa hình ảnh về cấu trúc cột sống thay đổi, nhìn được sự chèn ép dây thần kinh giúp đưa ra cách chữa hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Gai cột sống có phải mổ không?

Bệnh gai cột sống có chữa khỏi được không?

Theo như nhiều chuyên gia khẳng định, bệnh gai cột sống có thể chữa khỏi hoàn toàn vì việc hình thành gai xương là do sự tích tụ và dư thừa canxi. Nếu giải quyết được vấn đề này, việc điều trị sẽ có nhiều khởi sắc. Người bệnh nên áp dụng những bài thuốc điều trị phù hợp như dùng laser, phẫu thuật hay sử dụng các bài thuốc Nam,… để giúp bệnh tình có những tiến triển tích cực nhất, giúp giảm nhẹ và hạn chế sự phát triển của gai cột sống.

Những biện pháp phổ biến là:

Uống thuốc Tây y

Một số nhóm thuốc phổ biến mà người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn chữa bệnh gai cột sống là:

  • Thuốc giảm đau: Bao gồm Paracetamol và Acetylsalicylic.
  • Thuốc chống viêm (không chứa Steroid): Piroxicam, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac.
  • Nhóm vitamin bổ trợ: Vitamin B1, B6, B12.
  • Thuốc tiêm Methylprednisolon ở dạng muối axetat: Loại 40 -120 mg/tuần.

Phẫu thuật

Người bệnh sẽ cần phẫu thuật chữa gai cột sống nếu bệnh chuyển nặng, sử dụng thuốc Tây hay các bài thuốc Nam đều không còn hiệu quả nữa. Nếu trường hợp bệnh nhẹ, các phương pháp dùng thuốc vẫn đáp ứng được quá trình điều trị thường người bệnh không cần phẫu thuật.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là những phương pháp bổ trợ cùng với uống thuốc để giúp người bệnh điều trị gai cột sống một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc tập các bài vật lý trị liệu cần sự hướng dẫn tỉ mỉ và cẩn thận của các chuyên gia xương khớp cũng như các kỹ thuật viên. Vì chỉ cần không thực hiện đúng rất dễ làm cho tình trạng bệnh xấu đi và để lại những biến chứng nguy hiểm.

Các bài thuốc dân gian chữa gai cột sống

Để chữa bệnh gai cột sống ở thể nhẹ, tiết kiệm chi phí và lành tính, bạn có thể áp dụng các bài thuốc Nam với các nguyên liệu quen thuộc và dễ kiếm như: Cây xương rồng, cây phèn đen, cây chìa vôi hay vỏ bưởi. Các cây thuốc Nam thường có tác dụng lâu nên đòi hỏi người bệnh phải có tính kiên trì, sử dụng trong một thời gian nhất định mới có tác dụng.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp chữa thuốc Nam không có tác dụng, hoặc do thể trạng cơ địa không phù hợp, sử dụng cây thuốc có những dấu hiệu bất thường thì người bệnh nên dừng lại và đi khám chuyên khoa sớm nhất có thể.

Những bài thuốc Nam có tác dụng tốt với cơ thể người bệnh, nhưng việc dùng đơn lẻ chỉ giúp làm giảm đau triệu chứng. Bản chất của người bị gai cột sống do thoái hoá, xương vẫn mọc. Vì những trăn trở này, PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa – Nguyên giảng viên ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các đồng nghiệp tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã bào chế thành công bài thuốc An Cốt Nam.

Sản phẩm an cốt nam

Điểm đặc biệt của bài thuốc An Cốt Nam là sự tổng hợp của 3 yếu tố: Uống thuốc, dán cao và tập vật lý trị liệu. Với những tác dụng cụ thể:

  • Thuốc uống: Giúp bào mòn gai xương, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt để cột sống được phục hồi và nuôi dưỡng khỏe mạnh.
  • Cao dán: Với các thành phần thảo dược lành tính hiệu quả trong việc giảm đau nhanh.
  • Tập vật lý trị liệu: Tăng hiệu quả của thuốc, hỗ trợ quá trình phục hồi xương khớp và giảm thời gian điều trị.

Những dược liệu quý mà chỉ An Cốt Nam mới tổng hợp và dung hoà là: Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo, Sâm Ngọc Linh, Hương Nhu Tía, Thiên Niên Kiện… Thành phần thiên nhiên không gây tác dụng phụ.

Các thầy thuốc ở Phòng khám Tâm Minh Đường và An Dược luôn muốn gửi tới người bệnh những giá trị đích thực mà sản phẩm An Cốt Nam đưa tới:

  • Kế thừa bài thuốc gia truyền hàng ngàn đời nay, An Cốt Nam được điều chế gia giảm theo quy chuẩn tỷ lệ vàng.
  • Bài thuốc dễ dàng đến tay người bệnh khi được sắc sẵn và đóng gói, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không có tạp chất, không pha thêm tân dược, chiết xuất 100% thảo dược, không có chất bảo quản, hóa chất độc hại.
  • Phương thuốc độc quyền của phòng khám Đông y uy tín hàng đầu nước ta.
  • Các nguyên liệu bào chế đạt tiêu chuẩn CO – CQ của Bộ Y Tế cấp phép.
  • Chương trình ưu đãi: Giao hàng miễn phí cho các bệnh nhân ở xa.

Nhờ những thành tựu đạt được, bài thuốc An Cốt Nam đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày của Đài truyền hình VTV2 đưa tin. Đặc biệt, trong chương trình còn có sự tham gia của Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện 108). Bác sĩ rất tâm đắc và dành nhiều lời khen ngợi cho sản phẩm này. Ngoài ra, bác sĩ cũng coi An Cốt Nam là một xu hướng chữa bệnh xương khớp mới mà người bệnh nên tham khảo.

Các biện pháp phòng ngừa gai cột sống

Những biện pháp dưới đây sẽ rất hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh gai cột sống:

? Biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa gai cột sống là cần chăm sóc cột sống một cách khỏe mạnh, để không làm ảnh hưởng tới đường cong sinh lý của nó. Cụ thể, bạn không nên ngồi sai tư thế và ngồi lâu, hãy chủ động thêm thời gian vận động. Khi ngồi làm việc trước máy tính, không nên đưa cổ ra phía trước, tránh việc duỗi thẳng đốt sống cổ và khiến cho trọng lực của đầu đặt lên các đốt sống cổ, tình trạng này kéo dài sẽ gây thoái hoá. Trường hợp ngước lên cao thì làm ảnh hưởng đến đường cong đốt sống lưng.

? Chăm chỉ tập thể dục đúng cách, nhẹ nhàng. Một số môn được khuyến khích như: Tập gym, tập yoga, chạy bộ, đi bộ, nhảy nhót, bơi lội,… Những điều này sẽ làm giảm quá trình lão hoá của xương khớp.

? Bổ sung một chế độ dinh dưỡng thực hợp: Tăng cường các sản phẩm giàu canxi giúp cho hệ thống xương khớp chắc khỏe. Đồng thời, hạn chế các chất béo, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đường để kiểm soát vấn đề cân nặng. Thừa cân không tốt cho người mắc bệnh xương khớp.

? Nghỉ ngơi hợp lý, không tạo áp lực, căng thẳng cho bản thân, ngủ đủ giấc, chọn tư thế ngủ phù hợp để khi dậy không bị đau nhức xương khớp.

? Bạn nên chủ động đi khám bệnh định kỳ để nếu có sẽ phát hiện bệnh kịp thời, có phương án điều trị thích hợp giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo: Các bài tập yoga điều trị gai cột sống hiệu quả

Hy vọng những thông tin về bệnh gai cột sống trong bài viết này sẽ rất hữu ích cho nhiều người. Bởi căn bệnh này đang ngày một phổ biến và thường những người mắc bệnh có xu hướng ngày một trẻ hoá. Hãy cố gắng bảo vệ một hệ xương khớp khỏe mạnh bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *